Xâm nhập mặn cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước trong thời gian qua, hiện nay, xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng tại các vùng cửa sông trên cả nước, trong đó khu vực Bắc Bộ chịu nhiều ảnh hưởng.
Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH, ELNino đã ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam làm cho nền nhiệt tăng cao, lượng mưa mùa khô giảm gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nhập sâu hơn vào nội địa tại các khu vực cửa sông ven biển khu vực Bắc Bộ.
- Vùng ven biển sông Hồng – Thái Bình (các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình): dưới tác động ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy kiệt, điều tiết mực nước thượng lưu, yếu tố địa hình, chế độ thủy triều và BĐKH làm cho ranh giới xâm nhập mặn ngày một tiến sâu hơn. Vùng cửa sông ven biển do có hệ thống đê khống chế nên đối với khu vực này mặn không xâm nhập vào trong nội đồng nhưng làm ngưng trệ quá trình lấy nước tưới từ sông, phục vụ cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Cũng như nhiều hệ thống sông khác, xâm nhập mặn trên sông Hồng – Thái Bình chủ yếu phụ thuộc vào (i) lưu lượng về từ sau các đập lớn trên sông như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà; (ii) mực nước sông và nước biển dâng cao kết hợp triều cường dẫn đến xâm nhập mặn sâu hơn và ngày càng phức tạp.
- Vùng cửa sông khu vực Bắc Trung Bộ (các sông như Mã, Cả, Hương…) với tình hình xâm nhập mặn không nghiêm trọng như ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Mã, mặn lên đến khu vực Hàm Rồng; Quang Lộc, Phà Thắm trên sông Lèn; Cự Đà trên sông Lạch Trường. Cửa sông Cả mặn xâm nhập khá sâu vào nội địa do tác động thủy triều, nhất là vào mùa khô khi lượng nước ngọt phía thượng lưu nhỏ, ranh giới xâm nhập mặn vào đến Chợ Tràng cách cửa biển 32km; Bến Thủy, Hưng Hòa, Rào Đừng, Nghi Thọ trên sông Lam. Trên sông Hương (thuộc vùng biển có chế độ bán nhật triều đều), mặn xâm nhập vào trong sông theo dòng triều nên diễn biến của mặn cũng mang tính chất chu kỳ, độ mặn tăng lên trong thời kỳ nước cường và giảm dần trong thời kỳ nước kém. Do lưu lượng nước nguồn bé và thuỷ triều biến đổi không lớn nên sự xâm nhập mặn ở vùng cửa sông Hương mang tính chất phân tầng khá rõ và mặn lên đến Ngã Ba Tuần.
Tình trạng xâm nhập mặn tại mỗi khu vực có sự biến đổi khác nhau, trong đó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn và hiện trạng khai thác nước dưới đất tại các khu vực đó.
- Tại LVS Hồng – Thái Bình, các khu vực Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương là những khu vực chịu ảnh hưởng khá nhiều của quá trình xâm nhập mặn nước dưới đất. Ngoài ra tại một số khu vực tại Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Tp. Hải Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên, hàm lượng TDS có xu hướng tăng dần theo các năm làm quá trình xâm nhập mặn vào các TCN lỗ hổng ngày càng tiếp diễn mạnh mẽ. Điều đó được minh chứng qua các kết quả quan trắc hàm lượng TDS trong những năm gần đây cho thấy, một số nơi thuộc vùng nước nhạt nhưng hàm lượng TDS vẫn có xu hướng tăng như: tầng qh tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Q.115) tăng với tốc độ 18,46 mg/l/năm; tầng qp tại Phú Xuyên, TP. Hà Nội (Q.175a) tăng với tốc độ 54,54mg/l/năm. Khu vực đang thuộc vùng nước mặn nhưng hàm lượng TDS vẫn có xu hướng tăng theo thời gian, như trong tầng qh tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Q.110) tăng với tốc độ là 458,33mg/l/năm, trong tầng qp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Q.156a) tăng với tốc độ 137,5 mg/l/năm.
- Tại LVS Mã, Cả, hiện tượng xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng tại các khu vực Thanh Hóa, Hà Tĩnh, đặc biệt là tại Nghệ An. Một số khu vực thuộc vùng nước mặn nhưng hàm lượng vẫn có xu hướng tăng theo thời gian như: Sầm Sơn, Thanh Hoá (QT9a-TH) tăng với tốc độ 11,67mg/l.năm; Nga Sơn, Thanh Hoá (QT13a-TH) tăng 409,16mg/l.năm; Quỳnh Lưu, Nghệ An (QT2b-NA) tăng 167,52 mg/l.năm; Nghi Lộc, Nghệ An (QT9b-NA) tăng 258,16 mg/l.năm.
Ngoài ra, nước dưới đất ở các khu vực ven biển thuộc các LVS: Cái Nha Trang, Vu Gia - Thu Bồn, Gianh, Thạch Hãn, Nhật Lệ, các sông độc lập vùng Quảng Ninh, các sông ven biển Đông Nam Bộ đã và đang bị nhiễm mặn, với tốc độ lan truyền ranh giới mặn về trong phía đất liền khá nhanh, ranh giới nước dưới đất bị nhiễm mặn có xu hướng lấn sâu vào đất liền.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT
Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH, ELNino đã ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam làm cho nền nhiệt tăng cao, lượng mưa mùa khô giảm gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nhập sâu hơn vào nội địa tại các khu vực cửa sông ven biển khu vực Bắc Bộ.
- Vùng ven biển sông Hồng – Thái Bình (các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình): dưới tác động ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy kiệt, điều tiết mực nước thượng lưu, yếu tố địa hình, chế độ thủy triều và BĐKH làm cho ranh giới xâm nhập mặn ngày một tiến sâu hơn. Vùng cửa sông ven biển do có hệ thống đê khống chế nên đối với khu vực này mặn không xâm nhập vào trong nội đồng nhưng làm ngưng trệ quá trình lấy nước tưới từ sông, phục vụ cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Cũng như nhiều hệ thống sông khác, xâm nhập mặn trên sông Hồng – Thái Bình chủ yếu phụ thuộc vào (i) lưu lượng về từ sau các đập lớn trên sông như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà; (ii) mực nước sông và nước biển dâng cao kết hợp triều cường dẫn đến xâm nhập mặn sâu hơn và ngày càng phức tạp.
- Vùng cửa sông khu vực Bắc Trung Bộ (các sông như Mã, Cả, Hương…) với tình hình xâm nhập mặn không nghiêm trọng như ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Mã, mặn lên đến khu vực Hàm Rồng; Quang Lộc, Phà Thắm trên sông Lèn; Cự Đà trên sông Lạch Trường. Cửa sông Cả mặn xâm nhập khá sâu vào nội địa do tác động thủy triều, nhất là vào mùa khô khi lượng nước ngọt phía thượng lưu nhỏ, ranh giới xâm nhập mặn vào đến Chợ Tràng cách cửa biển 32km; Bến Thủy, Hưng Hòa, Rào Đừng, Nghi Thọ trên sông Lam. Trên sông Hương (thuộc vùng biển có chế độ bán nhật triều đều), mặn xâm nhập vào trong sông theo dòng triều nên diễn biến của mặn cũng mang tính chất chu kỳ, độ mặn tăng lên trong thời kỳ nước cường và giảm dần trong thời kỳ nước kém. Do lưu lượng nước nguồn bé và thuỷ triều biến đổi không lớn nên sự xâm nhập mặn ở vùng cửa sông Hương mang tính chất phân tầng khá rõ và mặn lên đến Ngã Ba Tuần.
Tình trạng xâm nhập mặn tại mỗi khu vực có sự biến đổi khác nhau, trong đó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn và hiện trạng khai thác nước dưới đất tại các khu vực đó.
- Tại LVS Hồng – Thái Bình, các khu vực Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương là những khu vực chịu ảnh hưởng khá nhiều của quá trình xâm nhập mặn nước dưới đất. Ngoài ra tại một số khu vực tại Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Tp. Hải Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên, hàm lượng TDS có xu hướng tăng dần theo các năm làm quá trình xâm nhập mặn vào các TCN lỗ hổng ngày càng tiếp diễn mạnh mẽ. Điều đó được minh chứng qua các kết quả quan trắc hàm lượng TDS trong những năm gần đây cho thấy, một số nơi thuộc vùng nước nhạt nhưng hàm lượng TDS vẫn có xu hướng tăng như: tầng qh tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Q.115) tăng với tốc độ 18,46 mg/l/năm; tầng qp tại Phú Xuyên, TP. Hà Nội (Q.175a) tăng với tốc độ 54,54mg/l/năm. Khu vực đang thuộc vùng nước mặn nhưng hàm lượng TDS vẫn có xu hướng tăng theo thời gian, như trong tầng qh tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Q.110) tăng với tốc độ là 458,33mg/l/năm, trong tầng qp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Q.156a) tăng với tốc độ 137,5 mg/l/năm.
- Tại LVS Mã, Cả, hiện tượng xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng tại các khu vực Thanh Hóa, Hà Tĩnh, đặc biệt là tại Nghệ An. Một số khu vực thuộc vùng nước mặn nhưng hàm lượng vẫn có xu hướng tăng theo thời gian như: Sầm Sơn, Thanh Hoá (QT9a-TH) tăng với tốc độ 11,67mg/l.năm; Nga Sơn, Thanh Hoá (QT13a-TH) tăng 409,16mg/l.năm; Quỳnh Lưu, Nghệ An (QT2b-NA) tăng 167,52 mg/l.năm; Nghi Lộc, Nghệ An (QT9b-NA) tăng 258,16 mg/l.năm.
Ngoài ra, nước dưới đất ở các khu vực ven biển thuộc các LVS: Cái Nha Trang, Vu Gia - Thu Bồn, Gianh, Thạch Hãn, Nhật Lệ, các sông độc lập vùng Quảng Ninh, các sông ven biển Đông Nam Bộ đã và đang bị nhiễm mặn, với tốc độ lan truyền ranh giới mặn về trong phía đất liền khá nhanh, ranh giới nước dưới đất bị nhiễm mặn có xu hướng lấn sâu vào đất liền.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT