Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn
Ở ĐBSCL, hiện nay các vị trí quan trắc mặn đã được bổ sung phù hợp với Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia đến năm 2020. Tuy nhiên, để có thể giám sát được đầy đủ phân bố mặn trong quá trình truyền triều - mặn, cần xem xét tăng cường chế độ quan trắc ở 2 khía cạnh:
- Tại mỗi vị trí lấy mẫu: lấy ít nhất 3 thủy trực: bờ trái, bờ phải và giữa dòng.
- Bố trí quan trắc mặn tại lân cận thời điểm xảy ra chuyển triều (chuyển triều khi triều lên và chuyển triều khi triều xuống).
Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc
Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Công trên cơ sở Hiệp định Mê Công 1995 để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung cho cả khu vực, hoặc bằng các ký kết song phương với từng quốc gia, hay đa phương với cả khu vực. Đó là nghiên cứu thiết lập:
(i) Các đập, hồ tích trữ nước trong mùa mưa để giảm thiểu lũ lụt và sử dụng nước trong mùa hạn, không phương hại lẫn nhau;
(ii) Chuyển nước qua biên giới giữa Cămpuchia và Việt Nam với việc tập trung kiểm soát lũ, điều tiết dòng chảy...;
(iii) Giao thông thủy, bộ và phát triển kinh tế ven sông;
(iv) Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sông Mê Công.
Đặc biệt quan tâm cùng với Cămpuchia thiết lập đập trên sông Tông Lê Sáp, chuyển nước lũ vào Biển Hồ trong mùa lũ, và tháo nước vào mùa hạn để Cămpuchia và Việt Nam cùng sử dụng. Loại đập này vừa có khả năng đóng mở giữ nước và tháo nước Biển Hồ, đồng thời tàu thuyền lớn qua lại dễ dàng, nối Phnôm Pênh với biển Đông, biển Tây qua Việt Nam, hay ngược dòng đến Thái Lan, Lào và Trung Quốc.
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.
Với điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng canh tác ở ĐBSCL, nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt và yêu cầu sinh thái trung bình khoảng 12.000 m3/ha/vụ. Như vậy, ở ĐBSCL chỉ canh tác tối đa được khoảng 810.000 ha lúa Đông Xuân để không ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái. Ngay cả khi được bảo vệ bằng hệ thống đê biển và cống ngăn mặn, nghĩa là hoàn toàn không bị nhiễm mặn ở ĐBSCL cũng chỉ cho phép canh tác tối đa trên 1,6 triệu ha lúa Đông Xuân.
Gia tăng diện tích trồng lúa, gia tăng số vụ lúa/năm và kỹ thuật thâm canh lúa làm giảm chất lượng nước (phèn, nhiễm mặn, ô nhiểm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ), làm gia tăng đất bị nhiễm mặn. Để sử dụng nước hợp lý, trong lúc vẫn gia tăng lợi tức cho nông dân, hạn chế tình trạng độc canh cây lúa, cần phải quy hoạch lại chương trình sản xuất nông nghiệp phù hợp với môi trường và tập quán của địa phương.
Một số định hướng đối với Vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau:
Trước hết phải quy định lại vùng ngọt hóa, vùng nước lợ và vùng mặn hóa trên vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau có xét đến truyền thống canh tác của người dân địa phương. Việc nông dân không hợp tác và phá hủy nhiều công trình ngọt hóa ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau kể từ 2000 cho thấy việc thúc đẩy canh tác lúa trong nhiều vùng ngọt hóa trên vùng đất vốn nhiễm mặn trầm trọng này không phù hợp, vì chi phí vào trồng lúa lớn, năng suất lúa không cao và giá thu mua lên xuống thất thường và nói chung là thấp. Canh tác lúa không mang lợi nhiều ngay cả ở những vùng đất trù phú như Cần Thơ, An Giang. Ngược lại, canh tác hoa màu chịu mặn và nuôi thủy hải sản mang lại lợi tức hơn và nhiều ngoại tệ hơn so với xuất khẩu lúa gạo. Vì vậy, cần giới hạn lại khu vực ngọt hóa phù hợp với khả năng cung cấp nước ngọt, kỹ thuật ngăn chặn nước mặn và khả năng tài chính bảo toàn hệ thống.
Vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau xưa nay vốn là vùng sản xuất thủy hải sản, người dân đã có kinh nghiệm sống chung với nước mặn. Việc nuôi tôm thất bại trong thập niên 1990 đã giúp cho nông dân tự tìm một mô hình thích hợp cho sản xuất ở vùng nhiễm mặn. Đó là luân canh giữa nuôi tôm trong mùa cạn khi nước mặn xâm nhập vào ruộng, và trồng lúa trong mùa mưa sau khi đất được rửa bớt muối. Hình thức canh tác này cho năng suất tôm cao (ít bệnh, ít thức ăn vì nhờ phiêu sinh từ rơm rạ mục, năng xuất trung bình 100 - 300 kg tôm/ha/) và năng suất lúa cao (3,5 đến 5 tấn/ha), người dân có lãi từ 8 triệu đến 50 triệu đồng/ha/năm. Mặc dù đây chưa phải là một mô hình hoàn hảo, nhưng có khả năng mang lại nhiều lợi tức cho người dân, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái của vùng biển.
Cây dừa là cây thích hợp vùng nước lợ, phạm vi trồng rộng thích hợp nhưng chưa khai thác đúng tiềm năng. Nước dừa đóng hộp, đóng chai thì vệ sinh và dinh dưỡng hơn nước khoáng trong chai. Ngoài ra, dừa còn nhiều công dụng khác, và đã từng phát triển mạnh ở Bến Tre.
Nhiều vũng đầm trong 8 tỉnh duyên hải, rất lý tưởng cho việc nuôi tôm, cá, sò huyết (Arca granosa), cua, ghẹ, đồi mồi, hải sâm (Holothuria scabra), tu hài (Snout Otter Clam), nghêu (clam), sò điệp (scallop), bào ngư (abalone) hàu ngọc trai (pearl oyster), sò trai hai mảnh - xanh (green mussel), mực, cầu gai (nhím biển), rong biển (rong câu),.. mà vùng ĐSBCL chưa bắt đầu.
Thực tế hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp ở ĐBSCL còn hạn chế, cho năng suất thấp (khoảng 300 kg/ha ở Cà Mau đến 500 kg/ha ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre), do đó hiệu quả kinh tế không cao.
Với một bờ biển trải dài hơn 600 km, với diện tích khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn, cần thiết lập một Viện nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực.
Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ
BĐKH diễn ra trên quy mô toàn cầu. Một trong những hậu quả của BĐKH là tình trạng nước biển dâng dẫn đến sự gia tăng ngập lụt cũng như ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên quy mô rộng lớn ở ĐBSCL. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng của mặn trên toàn phạm vi đồng bằng là một vấn đề khó khăn, tốn kém và không bền vững. Biện pháp lâu dài là phải thích ứng với quá trình này. Muốn vậy, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các loại cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn, nước lợ, được xem như là bước đi phù hợp nhất.
Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác
Trước hết cần nhân rộng mô hình thành công ở Tứ giác Long Xuyên và ngọt hoá Gò Công. Một trong những ưu điểm của các mô hình trên là hình thành các khu vực được bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhưng vẫn chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng vừa dẫn một phần nước lợ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Để bảo đảm đời sống và sản xuất của người dân, phải tạo ra các vùng đất an toàn về lũ, xâm nhập mặn và chủ động kiểm soát nguồn nước: vào mùa lũ có hệ thống đê cao bảo vệ, có hệ thống cống và hệ thống tưới tiêu chủ động. Có như vậy, mới có thể sản xuất nông nghiệp với loại cây cần đất phù hợp và thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.
Các đê dọc biên giới của ĐBSCL cũng là tuyến giao thông nối liền mọi miền từ Cà Mau - qua Rạch Giá - Hà Tiên - Kampot - Koh Kong - Trat - Chantabun, BangKok cho tới Myanmar và nối Hành lang Xuyên Á từ Bà Rịa - Sài Gòn - Tây Ninh - Phnôm Pênh.
Về phía Đồng Tháp Mười, dọc theo tuyến đê biên giới phải có nhiều cống giúp thoát nước để nước bạn Cămpuchia không bị ngập lụt sâu hơn và kéo dài. Nước thoát từ biên giới được đưa vào kênh được đào rộng và sâu hơn, và chảy tiêu thoát vào khu đất ngập nước Đồng Tháp Mười và vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông để chảy vào sông Vàm Cỏ ra Biển Đông ở cửa Soài Rạp. Cần phải nạo vét rộng và sâu thêm hệ thống kênh này để vừa là đường thoát lũ vừa là đường giao thông thủy dễ dàng từ cảng Sài Gòn về các tỉnh miền Tây xuyên qua Đồng Tháp Mười.
Các đê cũng như các kênh cấp I trong đồng bằng cũng phải là đường giao thông thủy bộ cần thiết phục vụ phát triển kinh tế.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng
Hiện nay, ngay vào đầu mùa cạn lượng nước trong sông rạch đều rất thấp, nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng duyên hải thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng, bao gồm: Thiết lập hệ thống cống đầu kênh; Nạo vét sông, kênh và rạch; Xây dựng hồ chứa nước; Tận dụng nguồn nước mưa;
Xây dựng đập ngầm
Nước mặn hiện tại đã xâm nhập ngày càng vào sâu vào nội địa. Trong bối cảnh nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ càng nghiêm trọng hơn đây là một nguy cơ lớn cần phải từng bước giải quyết.
Biện pháp làm đập, như đập Ba Lai, trên tất cả các cửa sông ở ĐBSCL có các hạn chế: ĐBSCL bị khép kín, không bị ảnh hưởng của thủy triều, tác động rất lớn đến môi sinh, đời sống động thực vật và con người, và tạo ô nhiễm nước bên trong; Hoạt động giao thông thủy gặp nhiều khó khăn.
Một giải pháp thích hợp (mang tính tham khảo), vừa chống mặn xâm nhập trên sông, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Biển Đông, vừa duy trì sinh môi mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn lưu thông là áp dụng kiểu đập ngầm (Underwater sill) trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. ĐBSCL về mặt thủy tính tương tự như hạ lưu sông Mississippi của Hoa Kỳ.
Trên các cửa sông, cửa biển mà giao thông thủy không quan trọng lắm, ngoài ghe tàu nhỏ, nhất là cống đập ở các đầu kênh lớn trên sông chính, và dọc theo đê duyên hải, thiết lập các cống đập Xà lan - một thiết kế mới do Viện Khoa học Thủy lợi nghiên cứu thành công. Ưu điểm của loại cống đập Xà lan là rẻ tiền, di chuyển được đến vị trí mới, tàu thuyền qua lại được dễ dàng.
Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông
Đây là một dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Hiện tại, tạm thời thiết lập đê bằng đất có bề mặt rộng đồng thời là đường giao thông, hai bên bờ trồng cỏ Vetiver chống xói mòn do gió và sóng biển, như vài đoạn đê đã thực hiện ở Bạc Liêu. Điều quan trọng là phía biển phải trồng rừng ngập mặn, tối thiểu cũng vài trăm mét chiều rộng để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa biển. Trong tương lai gần, đê này sẽ thành xa lộ dọc biển nối từ Vũng Tàu đến Cửa Bồ Đề, dọc theo bờ bắc sông Cửa Lớn đến Vịnh Ông Trang, rồi dọc theo bờ Biển Tây đến Hà Tiên, nối liền với xa lộ dọc biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
Trên vùng biển bị xói mòn do dòng chảy của biển, như vùng Bồ Đề, cần xây dựng tường bằng đá hay gỗ đặt thẳng góc với bờ biển, để ngăn hay giảm sức sóng, giảm dòng chảy để phù sa lắng đọng ngay chân tường.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước khu vực ĐBSCL và lưu vực sông Mê Công
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để quản lý nguồn nước ngọt ở các địa phương, gián tiếp đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện theo 4 nguyên tắc của Dublin, được đưa ra tại Hội nghị Nước và Môi trường năm 1992 gồm:
Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy trì sự sống, sự phát triển và môi trường;
Nguyên tắc 2: Phát triển và quản lý tài nguyên nước cần phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia bao gồm những người sử dụng nước, các nhà quy hoạch và nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp;
Nguyên tắc 3: Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước;
Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng mang tính cạnh tranh và cần được coi như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế;
Riêng đối với khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, cần áp dụng cụ thể các nguyên tắc được đề cập tại Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam:
- Nguyên tắc tổng hợp;
- Nguyên tắc thống nhất;
- Nguyên tắc quản lý số lượng nước phải đi đôi với quản lý chất lượng nước;
- Nguyên tắc quản lý nước mặt phải đi đôi với quản lý nước ngầm;
- Nguyên tắc cân bằng nước theo lưu vực sông;
Hiện nay, theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại ĐBSCL với giá trị 25 triệu đô la (chia làm 3 giai đoạn). Đây là một yếu tố tích cực để các tỉnh ĐBSL có những bước đi cụ thể để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT
Ở ĐBSCL, hiện nay các vị trí quan trắc mặn đã được bổ sung phù hợp với Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia đến năm 2020. Tuy nhiên, để có thể giám sát được đầy đủ phân bố mặn trong quá trình truyền triều - mặn, cần xem xét tăng cường chế độ quan trắc ở 2 khía cạnh:
- Tại mỗi vị trí lấy mẫu: lấy ít nhất 3 thủy trực: bờ trái, bờ phải và giữa dòng.
- Bố trí quan trắc mặn tại lân cận thời điểm xảy ra chuyển triều (chuyển triều khi triều lên và chuyển triều khi triều xuống).
Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc
Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Công trên cơ sở Hiệp định Mê Công 1995 để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung cho cả khu vực, hoặc bằng các ký kết song phương với từng quốc gia, hay đa phương với cả khu vực. Đó là nghiên cứu thiết lập:
(i) Các đập, hồ tích trữ nước trong mùa mưa để giảm thiểu lũ lụt và sử dụng nước trong mùa hạn, không phương hại lẫn nhau;
(ii) Chuyển nước qua biên giới giữa Cămpuchia và Việt Nam với việc tập trung kiểm soát lũ, điều tiết dòng chảy...;
(iii) Giao thông thủy, bộ và phát triển kinh tế ven sông;
(iv) Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sông Mê Công.
Đặc biệt quan tâm cùng với Cămpuchia thiết lập đập trên sông Tông Lê Sáp, chuyển nước lũ vào Biển Hồ trong mùa lũ, và tháo nước vào mùa hạn để Cămpuchia và Việt Nam cùng sử dụng. Loại đập này vừa có khả năng đóng mở giữ nước và tháo nước Biển Hồ, đồng thời tàu thuyền lớn qua lại dễ dàng, nối Phnôm Pênh với biển Đông, biển Tây qua Việt Nam, hay ngược dòng đến Thái Lan, Lào và Trung Quốc.
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.
Với điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng canh tác ở ĐBSCL, nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt và yêu cầu sinh thái trung bình khoảng 12.000 m3/ha/vụ. Như vậy, ở ĐBSCL chỉ canh tác tối đa được khoảng 810.000 ha lúa Đông Xuân để không ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái. Ngay cả khi được bảo vệ bằng hệ thống đê biển và cống ngăn mặn, nghĩa là hoàn toàn không bị nhiễm mặn ở ĐBSCL cũng chỉ cho phép canh tác tối đa trên 1,6 triệu ha lúa Đông Xuân.
Gia tăng diện tích trồng lúa, gia tăng số vụ lúa/năm và kỹ thuật thâm canh lúa làm giảm chất lượng nước (phèn, nhiễm mặn, ô nhiểm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ), làm gia tăng đất bị nhiễm mặn. Để sử dụng nước hợp lý, trong lúc vẫn gia tăng lợi tức cho nông dân, hạn chế tình trạng độc canh cây lúa, cần phải quy hoạch lại chương trình sản xuất nông nghiệp phù hợp với môi trường và tập quán của địa phương.
Một số định hướng đối với Vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau:
Trước hết phải quy định lại vùng ngọt hóa, vùng nước lợ và vùng mặn hóa trên vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau có xét đến truyền thống canh tác của người dân địa phương. Việc nông dân không hợp tác và phá hủy nhiều công trình ngọt hóa ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau kể từ 2000 cho thấy việc thúc đẩy canh tác lúa trong nhiều vùng ngọt hóa trên vùng đất vốn nhiễm mặn trầm trọng này không phù hợp, vì chi phí vào trồng lúa lớn, năng suất lúa không cao và giá thu mua lên xuống thất thường và nói chung là thấp. Canh tác lúa không mang lợi nhiều ngay cả ở những vùng đất trù phú như Cần Thơ, An Giang. Ngược lại, canh tác hoa màu chịu mặn và nuôi thủy hải sản mang lại lợi tức hơn và nhiều ngoại tệ hơn so với xuất khẩu lúa gạo. Vì vậy, cần giới hạn lại khu vực ngọt hóa phù hợp với khả năng cung cấp nước ngọt, kỹ thuật ngăn chặn nước mặn và khả năng tài chính bảo toàn hệ thống.
Vùng duyên hải và Bán đảo Cà Mau xưa nay vốn là vùng sản xuất thủy hải sản, người dân đã có kinh nghiệm sống chung với nước mặn. Việc nuôi tôm thất bại trong thập niên 1990 đã giúp cho nông dân tự tìm một mô hình thích hợp cho sản xuất ở vùng nhiễm mặn. Đó là luân canh giữa nuôi tôm trong mùa cạn khi nước mặn xâm nhập vào ruộng, và trồng lúa trong mùa mưa sau khi đất được rửa bớt muối. Hình thức canh tác này cho năng suất tôm cao (ít bệnh, ít thức ăn vì nhờ phiêu sinh từ rơm rạ mục, năng xuất trung bình 100 - 300 kg tôm/ha/) và năng suất lúa cao (3,5 đến 5 tấn/ha), người dân có lãi từ 8 triệu đến 50 triệu đồng/ha/năm. Mặc dù đây chưa phải là một mô hình hoàn hảo, nhưng có khả năng mang lại nhiều lợi tức cho người dân, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái của vùng biển.
Cây dừa là cây thích hợp vùng nước lợ, phạm vi trồng rộng thích hợp nhưng chưa khai thác đúng tiềm năng. Nước dừa đóng hộp, đóng chai thì vệ sinh và dinh dưỡng hơn nước khoáng trong chai. Ngoài ra, dừa còn nhiều công dụng khác, và đã từng phát triển mạnh ở Bến Tre.
Nhiều vũng đầm trong 8 tỉnh duyên hải, rất lý tưởng cho việc nuôi tôm, cá, sò huyết (Arca granosa), cua, ghẹ, đồi mồi, hải sâm (Holothuria scabra), tu hài (Snout Otter Clam), nghêu (clam), sò điệp (scallop), bào ngư (abalone) hàu ngọc trai (pearl oyster), sò trai hai mảnh - xanh (green mussel), mực, cầu gai (nhím biển), rong biển (rong câu),.. mà vùng ĐSBCL chưa bắt đầu.
Thực tế hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp ở ĐBSCL còn hạn chế, cho năng suất thấp (khoảng 300 kg/ha ở Cà Mau đến 500 kg/ha ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre), do đó hiệu quả kinh tế không cao.
Với một bờ biển trải dài hơn 600 km, với diện tích khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn, cần thiết lập một Viện nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực.
Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ
BĐKH diễn ra trên quy mô toàn cầu. Một trong những hậu quả của BĐKH là tình trạng nước biển dâng dẫn đến sự gia tăng ngập lụt cũng như ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên quy mô rộng lớn ở ĐBSCL. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng của mặn trên toàn phạm vi đồng bằng là một vấn đề khó khăn, tốn kém và không bền vững. Biện pháp lâu dài là phải thích ứng với quá trình này. Muốn vậy, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các loại cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn, nước lợ, được xem như là bước đi phù hợp nhất.
Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác
Trước hết cần nhân rộng mô hình thành công ở Tứ giác Long Xuyên và ngọt hoá Gò Công. Một trong những ưu điểm của các mô hình trên là hình thành các khu vực được bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhưng vẫn chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng vừa dẫn một phần nước lợ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Để bảo đảm đời sống và sản xuất của người dân, phải tạo ra các vùng đất an toàn về lũ, xâm nhập mặn và chủ động kiểm soát nguồn nước: vào mùa lũ có hệ thống đê cao bảo vệ, có hệ thống cống và hệ thống tưới tiêu chủ động. Có như vậy, mới có thể sản xuất nông nghiệp với loại cây cần đất phù hợp và thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.
Các đê dọc biên giới của ĐBSCL cũng là tuyến giao thông nối liền mọi miền từ Cà Mau - qua Rạch Giá - Hà Tiên - Kampot - Koh Kong - Trat - Chantabun, BangKok cho tới Myanmar và nối Hành lang Xuyên Á từ Bà Rịa - Sài Gòn - Tây Ninh - Phnôm Pênh.
Về phía Đồng Tháp Mười, dọc theo tuyến đê biên giới phải có nhiều cống giúp thoát nước để nước bạn Cămpuchia không bị ngập lụt sâu hơn và kéo dài. Nước thoát từ biên giới được đưa vào kênh được đào rộng và sâu hơn, và chảy tiêu thoát vào khu đất ngập nước Đồng Tháp Mười và vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông để chảy vào sông Vàm Cỏ ra Biển Đông ở cửa Soài Rạp. Cần phải nạo vét rộng và sâu thêm hệ thống kênh này để vừa là đường thoát lũ vừa là đường giao thông thủy dễ dàng từ cảng Sài Gòn về các tỉnh miền Tây xuyên qua Đồng Tháp Mười.
Các đê cũng như các kênh cấp I trong đồng bằng cũng phải là đường giao thông thủy bộ cần thiết phục vụ phát triển kinh tế.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng
Hiện nay, ngay vào đầu mùa cạn lượng nước trong sông rạch đều rất thấp, nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng duyên hải thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng, bao gồm: Thiết lập hệ thống cống đầu kênh; Nạo vét sông, kênh và rạch; Xây dựng hồ chứa nước; Tận dụng nguồn nước mưa;
Xây dựng đập ngầm
Nước mặn hiện tại đã xâm nhập ngày càng vào sâu vào nội địa. Trong bối cảnh nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ càng nghiêm trọng hơn đây là một nguy cơ lớn cần phải từng bước giải quyết.
Biện pháp làm đập, như đập Ba Lai, trên tất cả các cửa sông ở ĐBSCL có các hạn chế: ĐBSCL bị khép kín, không bị ảnh hưởng của thủy triều, tác động rất lớn đến môi sinh, đời sống động thực vật và con người, và tạo ô nhiễm nước bên trong; Hoạt động giao thông thủy gặp nhiều khó khăn.
Một giải pháp thích hợp (mang tính tham khảo), vừa chống mặn xâm nhập trên sông, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Biển Đông, vừa duy trì sinh môi mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn lưu thông là áp dụng kiểu đập ngầm (Underwater sill) trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. ĐBSCL về mặt thủy tính tương tự như hạ lưu sông Mississippi của Hoa Kỳ.
Trên các cửa sông, cửa biển mà giao thông thủy không quan trọng lắm, ngoài ghe tàu nhỏ, nhất là cống đập ở các đầu kênh lớn trên sông chính, và dọc theo đê duyên hải, thiết lập các cống đập Xà lan - một thiết kế mới do Viện Khoa học Thủy lợi nghiên cứu thành công. Ưu điểm của loại cống đập Xà lan là rẻ tiền, di chuyển được đến vị trí mới, tàu thuyền qua lại được dễ dàng.
Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông
Đây là một dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Hiện tại, tạm thời thiết lập đê bằng đất có bề mặt rộng đồng thời là đường giao thông, hai bên bờ trồng cỏ Vetiver chống xói mòn do gió và sóng biển, như vài đoạn đê đã thực hiện ở Bạc Liêu. Điều quan trọng là phía biển phải trồng rừng ngập mặn, tối thiểu cũng vài trăm mét chiều rộng để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa biển. Trong tương lai gần, đê này sẽ thành xa lộ dọc biển nối từ Vũng Tàu đến Cửa Bồ Đề, dọc theo bờ bắc sông Cửa Lớn đến Vịnh Ông Trang, rồi dọc theo bờ Biển Tây đến Hà Tiên, nối liền với xa lộ dọc biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
Trên vùng biển bị xói mòn do dòng chảy của biển, như vùng Bồ Đề, cần xây dựng tường bằng đá hay gỗ đặt thẳng góc với bờ biển, để ngăn hay giảm sức sóng, giảm dòng chảy để phù sa lắng đọng ngay chân tường.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước khu vực ĐBSCL và lưu vực sông Mê Công
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để quản lý nguồn nước ngọt ở các địa phương, gián tiếp đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện theo 4 nguyên tắc của Dublin, được đưa ra tại Hội nghị Nước và Môi trường năm 1992 gồm:
Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy trì sự sống, sự phát triển và môi trường;
Nguyên tắc 2: Phát triển và quản lý tài nguyên nước cần phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia bao gồm những người sử dụng nước, các nhà quy hoạch và nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp;
Nguyên tắc 3: Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước;
Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng mang tính cạnh tranh và cần được coi như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế;
Riêng đối với khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, cần áp dụng cụ thể các nguyên tắc được đề cập tại Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam:
- Nguyên tắc tổng hợp;
- Nguyên tắc thống nhất;
- Nguyên tắc quản lý số lượng nước phải đi đôi với quản lý chất lượng nước;
- Nguyên tắc quản lý nước mặt phải đi đôi với quản lý nước ngầm;
- Nguyên tắc cân bằng nước theo lưu vực sông;
Hiện nay, theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại ĐBSCL với giá trị 25 triệu đô la (chia làm 3 giai đoạn). Đây là một yếu tố tích cực để các tỉnh ĐBSL có những bước đi cụ thể để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT