Việc lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, bảo tồn các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Đây là nội dung được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp chiều ngày 13/11, tại Hà Nội, do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì. Tham dự có lãnh đạo Tổng cục Môi trường, đại diện lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Đo đạc và Bản đồ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch – Tài chính…cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.
Chuyển biến tích cực từ Quyết định 45 của Thủ tướng
Nhìn nhận lại bức tranh đa dạng sinh học trong thời gian qua, đại diện Cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) cho biết, đa dạng sinh học Việt Nam đang bị đe dọa và ngày càng suy thoái. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57tr ha, chỉ 1% các rạn san hô có độ phủ trên 75%, số loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam ngày càng tăng (1112 loài).
Để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014 về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030. Triển khai nội dung của Quyết định này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng và ban hành như: Hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hướng dẫn lồng ghép nội dung BT ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; 1 Nghị định, 2 Thông tư trong đó bổ sung nội dung về quy hoạch, kiểm kê, thống kê đất cho BT ĐDSH trong các quy định về quy hoạch, kiểm kê, thống kê đất đai; Hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang ĐDSH .
Quyết định số 45/QĐ-TTg cũng đồng thời là cơ sở để các địa phương xây dựng các quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các địa phương đã cụ thể hóa và bổ sung nhiều nội dung quy hoạch, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết quả dễ thấy nhất là 23 quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt; 11 tỉnh đã xây dựng xong nhưng chưa phê duyệt. Nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt như Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh,...Trong quá trình rà soát, các tỉnh còn chủ động quy hoạch thêm các đối tượng quy hoạch mới gồm 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 37 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và 15 hàng lang đa dạng sinh học.
Đặc biệt, từ khi nam hành Quy hoạch năm 2014 đến nay, các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã được xác định, thành lập mới theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Cụ thể, thành lập mới 5 khu bảo tồn thiên nhiên (loài và sinh cảnh, biển); 3 hành lang đa dạng sinh học cấp tỉnh (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị); Thí điểm lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại 2 tỉnh Sơn La và Lạng Sơn; Thành lập mới 7 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Safari, gấu, rắn, động vật hoang dã).
“Đến 2020, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định 45 hết thời kỳ quy hoạch, bởi vậy, cần xây dựng quy hoạch mới cho thời kỳ 2021-2030. Tháng 1/2019, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình trong năm 2019. Theo đó, Tổng cục Môi trường là đầu mối xây dựng nhiệm vụ này”, đại diện Tổng cục Môi trường thông tin.
Sẵn sàng cho một thập niên “xanh” hơn
Theo dự thảo nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch được xây dựng dựa trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững. Quy hoạch sẽ giúp định hướng việc sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật tại các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên sinh vật phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng tiếp cận hệ thống dựa trên hệ sinh thái.
Nguyên tắc của việc lập quy hoạch là phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia (đất, biển) ; dựa trên khoa học và thực tiễn; thực hiện quy hoạch thời kỳ trước và thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn hiện có.
Đánh giá cao dự thảo của đơn vị soạn thảo, đại diện các đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, việc quy hoạch trong 10 – 20 năm tới cần tính đến các cảnh quan sinh thái quan trọng sẽ nằm ở vị trí nào, địa phương nào để quy hoạch được vùng sinh thái, bảo tồn được đa dạng sinh học. Ví dụ, tại đồng bằng sông Cửu Long, phải khoanh vùng sinh thái trước tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Cùng với đó, để công tác thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả cao, cần tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành đối với các hệ sinh thái hỗn hợp. Đối tượng quy hoạch cũng cần được làm rõ về các khu vực có giá trị bảo tồn cao, các cảnh quan sinh thái quan trọng và các hệ sinh thái quan trọng…
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ đạo, Tổng cục Môi trường cần tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo báo cáo nhiệm vụ lập Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm trình Hội đồng cấp quốc gia và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Thứ trưởng, đây là quy hoạch rất quan trọng, nhằm bảo vệ mảng xanh quốc gia. Quy hoạch này cần được lồng ghép nội dung vào Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 được xây dựng dựa trên việc kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Quy hoạch giai đoạn trước, từ đó, rút ra những bài học để khắc phục trong Quy hoạch tới đây.
“Quy hoạch mới dựa trên quan điểm mới, nhiệm vụ mới, phù hợp với định hướng, chủ trương của Nhà nước trong một thời kỳ mới – một giai đoạn đảm bảo tăng trưởng bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo: VEA
Đây là nội dung được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp chiều ngày 13/11, tại Hà Nội, do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì. Tham dự có lãnh đạo Tổng cục Môi trường, đại diện lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Đo đạc và Bản đồ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch – Tài chính…cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.
Chuyển biến tích cực từ Quyết định 45 của Thủ tướng
Nhìn nhận lại bức tranh đa dạng sinh học trong thời gian qua, đại diện Cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) cho biết, đa dạng sinh học Việt Nam đang bị đe dọa và ngày càng suy thoái. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57tr ha, chỉ 1% các rạn san hô có độ phủ trên 75%, số loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam ngày càng tăng (1112 loài).
Để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014 về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030. Triển khai nội dung của Quyết định này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng và ban hành như: Hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hướng dẫn lồng ghép nội dung BT ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; 1 Nghị định, 2 Thông tư trong đó bổ sung nội dung về quy hoạch, kiểm kê, thống kê đất cho BT ĐDSH trong các quy định về quy hoạch, kiểm kê, thống kê đất đai; Hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang ĐDSH .
Quyết định số 45/QĐ-TTg cũng đồng thời là cơ sở để các địa phương xây dựng các quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các địa phương đã cụ thể hóa và bổ sung nhiều nội dung quy hoạch, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết quả dễ thấy nhất là 23 quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt; 11 tỉnh đã xây dựng xong nhưng chưa phê duyệt. Nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt như Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh,...Trong quá trình rà soát, các tỉnh còn chủ động quy hoạch thêm các đối tượng quy hoạch mới gồm 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 37 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và 15 hàng lang đa dạng sinh học.
Đặc biệt, từ khi nam hành Quy hoạch năm 2014 đến nay, các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã được xác định, thành lập mới theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Cụ thể, thành lập mới 5 khu bảo tồn thiên nhiên (loài và sinh cảnh, biển); 3 hành lang đa dạng sinh học cấp tỉnh (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị); Thí điểm lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại 2 tỉnh Sơn La và Lạng Sơn; Thành lập mới 7 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Safari, gấu, rắn, động vật hoang dã).
“Đến 2020, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định 45 hết thời kỳ quy hoạch, bởi vậy, cần xây dựng quy hoạch mới cho thời kỳ 2021-2030. Tháng 1/2019, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình trong năm 2019. Theo đó, Tổng cục Môi trường là đầu mối xây dựng nhiệm vụ này”, đại diện Tổng cục Môi trường thông tin.
Sẵn sàng cho một thập niên “xanh” hơn
Theo dự thảo nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch được xây dựng dựa trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững. Quy hoạch sẽ giúp định hướng việc sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật tại các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên sinh vật phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng tiếp cận hệ thống dựa trên hệ sinh thái.
Nguyên tắc của việc lập quy hoạch là phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia (đất, biển) ; dựa trên khoa học và thực tiễn; thực hiện quy hoạch thời kỳ trước và thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn hiện có.
Đánh giá cao dự thảo của đơn vị soạn thảo, đại diện các đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, việc quy hoạch trong 10 – 20 năm tới cần tính đến các cảnh quan sinh thái quan trọng sẽ nằm ở vị trí nào, địa phương nào để quy hoạch được vùng sinh thái, bảo tồn được đa dạng sinh học. Ví dụ, tại đồng bằng sông Cửu Long, phải khoanh vùng sinh thái trước tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Cùng với đó, để công tác thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả cao, cần tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành đối với các hệ sinh thái hỗn hợp. Đối tượng quy hoạch cũng cần được làm rõ về các khu vực có giá trị bảo tồn cao, các cảnh quan sinh thái quan trọng và các hệ sinh thái quan trọng…
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ đạo, Tổng cục Môi trường cần tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo báo cáo nhiệm vụ lập Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm trình Hội đồng cấp quốc gia và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Thứ trưởng, đây là quy hoạch rất quan trọng, nhằm bảo vệ mảng xanh quốc gia. Quy hoạch này cần được lồng ghép nội dung vào Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 được xây dựng dựa trên việc kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Quy hoạch giai đoạn trước, từ đó, rút ra những bài học để khắc phục trong Quy hoạch tới đây.
“Quy hoạch mới dựa trên quan điểm mới, nhiệm vụ mới, phù hợp với định hướng, chủ trương của Nhà nước trong một thời kỳ mới – một giai đoạn đảm bảo tăng trưởng bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh tự hào chia sẻ: Sau khi 4 khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn của các tỉnh Hà Tĩnh, Kon Tum, Lâm Đồng và Tây Ninh được công nhận là Vườn Di sản ASEAN vào cuối tháng 10 vừa qua, Việt nam đã có 10 Vườn Di sản ASEAN và trở thành quốc gia có nhiều khu Vườn Di sản ASEAN nhất trong ASEAN. Việt Nam đã đạt được mục tiêu “về đích” trước thời hạn, so với kế hoạch đặt ra là năm 2020. Ngày 13/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 5964/BTNMT-TCMT về việc trao Bằng công nhận Vườn Di sản ASEAN cho Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum), Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) và Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh)./. |
Theo: VEA