Tin tức - Sự kiện

Quản lý sử dụng đất nông, lâm trường chưa hiệu quả, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ

22:35, 23/08/2019
     Ngày 23-8-2019, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì buổi tọa đàm về quản lý sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp. Tới dự có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học cùng đại diện một số tập đoàn, tổng công ty …
1
Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu khai mạc
 
     Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc quản lý và sử dụng đất đai đã có những chuyển đổi quan trọng cả về tố chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông trường xảy ra ở nhiêu nơi. Mồ hình quản trị của nhiều nông, lâm trường còn nhiều bất cập, còn nắm giữ quỹ đất quá lớn không tương xứng với nguồn lực hiện có trong khi người dân tại chỗ và di cư tự do lại thiếu đất ở, đất sản xuất.
1
Tổng cục trưởng - Tổng cục quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến báo cáo tóm tắt quản lý và sử dụng đất đai
 
     Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, dổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp ra đời nhằm thay đổi căn bản mô hình quản trị doanh nghiệp, phát huy nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đất đai, trong đó có rà soát, sắp xếp đất đai và tài nguyên rừng; giải quyết cơ bản các tồn tại, vướng mắc về đất đai, nhất là đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc, bảo đảm ổn định xã hội và thực hiện tốt việc đổi mới quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
     Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành rà soát là 275 công ty, trong đó: giữ lại là 246 công ty. Sau khi rà soát, sắp xếp lại 246 công ty nông, lâm nghiệp, diện tích đất giữ lại là 1.868.538 ha; diện tích các nông, lâm trường bàn giao về địa phương là 463.088 ha, nâng tổng số diện tích bàn giao về địa phương đến nay dạt 1.084.653 ha. Qua rà soát, sắp xếp lại đất của các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, đến nay đã xác dịnh được những khu vực diện tích giữ lại và khu vực có thể tạo ra quỹ đất phục vụ mục tiêu giao đất cho đông bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.

      Trong quá trình rà soát có nhiều bất cập, hạn chế, nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết như: đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường chủ yếu nằm trên địa bàn chiến lược quan trong của Quốc gia về quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế- xã hội, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số và người dân di cư tự do của cả nước, do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
     
     Giao trách nhiệm cho cấp ủy chính quyền địa phương phải có kế hoạch, chương trình cụ thể trong việc quản lý đất đai nói chung và đất đai nông lâm trường nói riêng. Tập trung rà soát, kiểm tra cụ thể trên địa bàn từng xã để có phương án giải quyết dứt điếm các tranh chấp khiếu kiện về đất đai, làm rõ trách nhiệm các cấp chính quyền trên địa bàn. Chỉ đạo tăng cường rà soát, đánh giá xác định diện tích 3 loại rừng, xây dựng phương án quản lý các công ty nông, lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển và mục tiêu, định hướng phát triển rừng, bảo vệ môi trường của từng địa phương; làm rõ vai trò và trách nhiệm của các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn về quản lý, sử dụng đất, đồng thời tăng cường vận động thuyết phục các nông, lâm trường viên góp vốn vào các công ty nông, lâm nghiệp đế hạn chê manh mún đất đai, giải quyết vấn đề khó khăn về kinh phí bồi thường tài sản trên đất, hạn chế khiếu kiện, tranh chấp; chủ động quy hoạch, xây dựng, các điếm dân cư tập trung, quy định định mức diện tích đất ở vùng nông thôn; có kế hoạch khắc phục tình trạng di cư tự phát, dân cư trú phân tán trên diện rộng trong diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý, sử dụng. Chủ động đề xuất các giải pháp, phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Thực hiện ngay việc bàn giao mốc giới, ranh giới sử dụng đất; lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối phần diện tích mà nông, lâm trường bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng; thực hiện giao cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, ưu tiên giao cho các hộ gia đình tại địa phương thiếu đất ở, đất sản xuất để không xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, tranh chấp.

   
     Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì phôi hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát các quy định của luật về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn; kiếm tra các địa phương, doanh nghiệp trong công tác quản lý đất đai, thực hiện rà soát, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập phương án sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các ban quản lý rừng, các công ty nồng, lâm nghiệp không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị định 1.18/2014/NĐ-CP.


     Đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí để hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho các địa phương bảo đảm việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, do địa bàn này nằm hầu hêt ở các tỉnh có khó khăn về ngân sách, hàng năm ngân sách Trung ương phải hỗ trợ, hơn nữa đối tượng thụ hưởng đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có vị trí chiến lượng về quốc phòng, an ninh. Đề nghị đoàn Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường tại địa phương.
Trung tâm truyền thông TN&MT