Tin mới

Ngành tài nguyên và môi trường: Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

15:00, 11/07/2024

Phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực của ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển KTXH của đất nước; sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngày 14/6/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trương đã ban hành chỉ thị 01 – BTNMT Về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 Ngành tài nguyên và môi trường.

Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường bám sát các yêu cầu, nội dung, thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của các Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, của Bộ, của Ngành. Nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị.

Chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách, pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi tường đầu tư kinh doanh. Quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, hạn chế cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Xây dựng bộ máy tinh gọn, đẩy mạnh chuyển đổi số

Hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung xây dựng Chính phủ điện tử trong ngành tài nguyên và môi trường. Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực. Tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyển, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cấp dưới gắn với trách nhiệm người đứng đầu, tăng 5 cường giám sát, kiểm tra. Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, công chức.

Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, quản lý điều hành thông minh. Xây dựng Chiến lược tổng thể tài nguyên số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia, quan trọng của ngành tài nguyên môi trường và các dữ liệu lớn như quan trắc, khí tượng thủy văn, viễn thám, thông tin địa lý... để tạo lập, quản lý nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường hoạt động đối ngoại

Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại, chú trọng triển khai công tác ngoại giao trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, trong đó, trọng tâm là ngoại giao khí hậu và bảo vệ môi trường nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội.

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn

Phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, nguồn lực từ đất đai phục vụ phát triển KTXH đất nước và địa phương; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.

Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ khai thác bền vững tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn.

Phát huy giá trị địa chất, nguồn lực khoáng sản cho phát triển kinh tế đất nước và địa phương

Triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển, tăng cường nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về biển để từng bước làm chủ biển khơi

Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng công tác dự báo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai.

Tăng cường điều phối liên vùng, tạo cơ chế tài chính, đầu tư, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bổ sung, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia ở các tỷ lệ hiện đại đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám trong công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, hỗ trợ các ngành kinh tế - xã hội; theo dõi, thực hiện quy hoạch, giám sát biến động nguồn nước xuyên biên giới; giám sát về môi trường biến động diện tích đất rừng, biển, hải đảo, các khu vực có nguy cơ sạt lở,...

Chi tiết Chỉ thị xem tại đây

Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường


Ý kiến bạn đọc