Theo đó kế hoạch yêu cầu: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, đề ra tiêu chuẩn cụ thể, triển khai và thực hiện tốt quy trình: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến một cách thiết thực, hiệu quả.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động phát hiện, xây dựng và lựa chọn mô hình, điển hình tiêu biểu, toàn diện trên từng lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường nhằm tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay để nêu gương và nhân rộng trong toàn ngành.
Công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến gắn liền với việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng giai đoạn nhất định. Các gương điển hình được nhân rộng phải thực sự tiêu biểu, đảm bảo các tiêu chuẩn, có sức lan tỏa, tác động tích cực đời sống xã hội để mọi người học tập, làm theo.
Nội dung của kế hoạch là: Thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến; giúp các điển hình tiên tiến xác định động lực phấn đấu, nâng cao năng lực toàn diện cho tập thể, cá nhân về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác; tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, cơ chế chính sách và môi trường thuận lợi để các điển hình thực hiện và phát huy hiệu quả.
Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến sát với ngành, lĩnh vực, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xác định rõ tiêu chuẩn điển hình tiên tiến; lồng ghép nội dung, tiêu chuẩn vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua hướng đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả những nhân tố, mô hình mới, điển hình tiên tiến trong các phong trzào thi đua. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng thiết thực, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác dụng, tính hiệu quả và xác định khả năng phát triển của từng điển hình, mức độ ảnh hưởng của các điển hình ở mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong xã hội, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện. Phát hiện những khó khăn, hạn chế, kịp thời có biện pháp giúp đỡ điển hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện, tiếp tục duy trì thành tích và phát huy hiệu quả.
Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình và mức độ phấn đấu, lan tỏa của các điển hình để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời lựa chọn những mô hình thực sự tiêu biểu, đem lại giá trị kinh tế cao, ý nghĩa xã hội lớn, có sức lan tỏa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tổ chức tôn vinh, học tập và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phạm vi từng cơ quan, đơn vị, tổ chức trong toàn ngành tài nguyên và môi trường.
Tổ chức tham quan các mô hình, các điển hình tiên tiến để trao đổi học tập kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay, hiệu quả của các điển hình đạt thành tích trong thực hiện các phong trào thi đua.
Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành tài nguyên và môi trường có trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2023-2025 của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hàng năm, xây dựng từ 01- 02 điển hình tiên tiến để tuyên truyền, bồi dưỡng và nhân rộng.
Chi tiết kế hoạch tại đây
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Ý kiến bạn đọc