Về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình 02 dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường bảo chất lượng và đúng tiến độ, lên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đối với dự án Luật Bảo vệ môi trường, Bộ đã thay mặt Chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội đang phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến của các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, Bộ xin phép chưa trình Quốc hội trong năm 2020, đồng thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi toàn diện Luật Đất đai sau khi có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid 19, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 văn bản gồm: 5 Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; tài nguyên nước và khoáng sản; quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn và 03 Quyết định về: dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước; về quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Bộ cũng đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 69/2010/NĐ-CP; tiếp tục phối hợp với các đơn vị hoàn thiện dự thảo Nghị định về giao khu vực biển; về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai; nghị định về lộ trình khí nhà kính,…. Bộ trưởng đã ban hành 04 /06 Thông tư (đạt 66,7%), còn 02 thông tư chậm trình đang được các đơn vị hoàn thiện.
Về kiến nghị của người dân và doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm, Vụ Pháp chế đã tiếp nhận và xử lý 11 phản ánh, kiến nghị của công dân qua Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ gửi về. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của địa phương gửi về liên quan đến kiến nghị rà soát, đề xuất sửa đổi Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang phối hợp với các đơn vị để rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ phương án xử lý.
Sáu tháng cuối năm, số lượng văn bản trình cơ quan có thẩm quyền và Bộ ban hành theo thẩm quyền là 24 văn bản (chiếm 70% khối lượng văn bản của cả năm). Đặc biệt, Bộ phải hoàn thành 02 văn bản của Quốc hội. Trong đó, đặc biệt là dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 và xây dựng các dự thảo, văn bản quy định để triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua. Do đó, các đơn vị pháp chế của Bộ phải tập trung nguồn lực cao độ mới đảm bảo hoàn thành việc xây dựng, trình VBQPPL đúng chất lượng và tiến độ được giao.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Đối với dự án Luật Bảo vệ môi trường, Bộ đã thay mặt Chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội đang phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến của các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, Bộ xin phép chưa trình Quốc hội trong năm 2020, đồng thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi toàn diện Luật Đất đai sau khi có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid 19, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 văn bản gồm: 5 Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; tài nguyên nước và khoáng sản; quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn và 03 Quyết định về: dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước; về quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Bộ cũng đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 69/2010/NĐ-CP; tiếp tục phối hợp với các đơn vị hoàn thiện dự thảo Nghị định về giao khu vực biển; về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai; nghị định về lộ trình khí nhà kính,…. Bộ trưởng đã ban hành 04 /06 Thông tư (đạt 66,7%), còn 02 thông tư chậm trình đang được các đơn vị hoàn thiện.
Về kiến nghị của người dân và doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm, Vụ Pháp chế đã tiếp nhận và xử lý 11 phản ánh, kiến nghị của công dân qua Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ gửi về. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của địa phương gửi về liên quan đến kiến nghị rà soát, đề xuất sửa đổi Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang phối hợp với các đơn vị để rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ phương án xử lý.
Sáu tháng cuối năm, số lượng văn bản trình cơ quan có thẩm quyền và Bộ ban hành theo thẩm quyền là 24 văn bản (chiếm 70% khối lượng văn bản của cả năm). Đặc biệt, Bộ phải hoàn thành 02 văn bản của Quốc hội. Trong đó, đặc biệt là dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 và xây dựng các dự thảo, văn bản quy định để triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua. Do đó, các đơn vị pháp chế của Bộ phải tập trung nguồn lực cao độ mới đảm bảo hoàn thành việc xây dựng, trình VBQPPL đúng chất lượng và tiến độ được giao.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường