Vùng đất ngập nước được coi là “những mạch máu của trái đất”, HST đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự ĐDSH trên trái đất, đối với cuộc sống con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại giúp giảm thiêu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan. ĐNN rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, là bồn lưu chưa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học, ổn định khí nhà kính và giúp chống lại các tác động của BĐKH. ĐNN đảm bảo nguồn cấp nước an toàn một cách tự nhiên cho thế giới thông qua quá trình thu giữ và lưu trữ nước mưa lưu vực đầu nguồn, bổ sung vào các tầng chứa nước ngầm, điều tiết nước chảy tràn khi mưa bảo, giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán; đảm bảo ĐDSH, môi trường sống của hơn 100.000 loài sinh vật chiếm trên 40% số loài trên thế giới. ĐNN là nới cứ trú của nhiều động, thực vật hoang dã quý hiếm.
Là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989, Việt Nam có 47 vùng đất ngập nước (ĐNN) được quy hoạch; tổng diện tích ước tính khoảng 12 triệu hecta, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên và phân bố ở mọi vùng sinh thái của đất nước. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý và phát triển bền vững ĐNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, các vùng ĐNN đang bị tác động mạnh mẽ do các hoạt động phát triển kinh tế và ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Nhiều vùng ĐNN đã bị biến mất và diện tích các vùng ĐNN bị thu hẹp, giảm chất lượng đất và nước, thay đổi cấu trúc và chức năng dịch vụ HST ở nhiều vùng ĐNN trên toàn quốc. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về các vùng đất ngập nước nhằm nỗ lực phục hồi và bảo tồn HST các vùng ĐNN là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Cuốn tài liệu “Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững, mô hình sinh kế bền vững về môi trường tại các vùng đất ngập nước của Việt Nam” nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về ĐNN; vai trò của cộng đồng, kinh nghiệm về bảo tồn và sử dụng bền vững, các mô hình sinh kế bền vững về môi trường tại các vùng ĐNN của Việt Nam; các hướng dẫn về kỹ năng truyền thông qua đó giúp cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở cộng đồng có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng và lợi ích của việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN để từ đó có những thay đổi về hành vi, cách ứng xử theo hướng tích cực trong các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng ĐNN của Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc