Nhằm tăng cường nhận thức và sự quan tâm của các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư xanh và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án thân thiện với môi trường thông qua các công cụ tài chính xanh. Chiều ngày 15/11/2024 tại tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times cùng và các cơ quan tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh, hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam” với chủ đề “Đột phá trong thu hút đầu tư xanh: Cơ hội cho các lĩnh vực mới”.
Ông Đoàn Trường Giang - Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường |
Hội thảo có sự tham gia của hơn 150 đại biểu là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, các đơn vị tư vấn tài chính. Tham dự hội thảo còn có các chuyên gia kinh tế về tài chính cùng cộng đồng các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo Ông Đoàn Trường Giang – Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cho biết: Tại khu vực miền Bắc, ban tổ chức chọn Quảng Ninh. Từ một địa phương có nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác than, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có bước chuyển hóa vượt bậc trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xanh hoá. Đặc biệt, trong chiến lược thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Ninh quan tâm thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Hội thảo được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh với chủ đề “Đột phá trong thu hút đầu tư xanh: Cơ hội cho các lĩnh vực mới” sẽ góp phần chia sẻ ý kiến về xu hướng của thế giới, cũng như thực trạng và cơ hội cho Việt Nam trong phát triển thị trường tài chính xanh, đặc biệt là với các địa phương như Quảng Ninh để thu hút đầu tư, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong 5 nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu làm giảm thu nhập quốc dân của đất nước tới 3,5% vào năm 2050. Do đó, Việt Nam cần phải có kế hoạch hành động nhanh với quyết tâm cao để có thể tiếp cận thành công và phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm cải thiện các thách thức này.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2040 để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với chống biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, trong đó 65% nhu cầu này sẽ phải được huy động ngoài khu vực công.
Đặc biệt, với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn.
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ tại Hội thảo |
Trong khi đó, các nhà đầu tư toàn cầu nói chung cũng ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào các tài sản có tác động tích cực đến môi trường, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tự nguyện và bắt buộc về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Tài chính xanh là các hoạt động huy động và phân bổ nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân để đầu tư cho các dự án, hoạt động có tác động tích cực đến môi trường và xã hội, hướng đến phát triển bền vững. Do đó, tài chính xanh là cấu phần quan trọng để thu hút đầu tư, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Mặc dù tài chính xanh đã được triển khai ở Việt Nam khoảng 10 năm nhưng quy mô còn khiêm tốn (tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít…). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của doanh nghiệp để tiếp cận nguồn tài chính xanh và sự hỗ trợ của Chính phủ về các cơ chế, chính sách.
Tài chính xanh được hiểu là các hoạt động huy động và phân bổ nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân để đầu tư cho các dự án, hoạt động có tác động tích cực đến môi trường và xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
Tài chính xanh của Quảng Ninh, những năm qua được hiểu là sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xanh hoá. Đặc biệt, Quảng Ninh đang quan tâm thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí lựa chọn.
Phiên thảo luận |
Theo đó, hội thảo được cấu trúc thành 2 phiên: tham luận và thảo luận.
Phiên tham luận đã cung cấp những thông tin khái quát về xu hướng đầu tư xanh, tài chính xanh trên thế giới cũng như thực trạng tại Việt Nam từ góc phân tích của cơ quan làm chính sách, chuyên gia tư vấn.
Phiên tham luận tập trung vào 3 nội dung: “Hướng tới Net Zero – Vai trò của các tổ chức tài chính và các chính sách phát triển thị trường tài chính xanh và đầu tư xanh tại Việt Nam”; “Phát triển thị trường tài chính xanh– Thực trạng, thách thức và cơ hội cho Việt Nam”; “Xu hướng đầu tư xanh trong phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam”.
Trên cơ sở thông tin từ các bài tham luận, phiên thảo luận về chủ đề: “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam” đã đặt 2 nhóm vấn đề trọng tâm của thị trường vốn cần phát huy và khai thác có hiệu quả hơn nữa để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm: đầu tư xanh và tài chính xanh.
Phiên thảo luận đã khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc nhìn từ cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp về: Tiến trình, thực trạng phát triển thị trường này, chỉ ra những khó khăn, hạn chế, vướng mắc cả về cơ chế chính sách của nhà nước, nhu cầu và khả năng tiếp cận, khả năng huy động và cung ứng nguồn vốn xanh của các chủ thể doanh nghiệp, quỹ đầu tư, các định chế tài chính; Thực tiễn triển khai tại địa phương của doanh nghiệp, các mô hình như khu công nghiệp; Trên cơ sở đó, hiến kế các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển bền vững tài chính xanh, cung ứng hiệu quả nguồn vồn xanh cho nền kinh tế.
Thực hiện: Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường
Ý kiến bạn đọc