Tin chuyên ngành

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

16:17, 13/07/2022
Sự hồi sinh mạnh mẽ
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đối mặt khó khăn thách thức về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội do tác động của dịch Covid-19 đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế của chúng ta có độ mở rất cao.
rfghdsfg
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc tại Hội nghị
Sau hơn 2 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho đến nay đã có những bước tiến nhất định, ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Trên cơ sở đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 có những điểm sáng nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, đặc biệt tại 02 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 6% - mức tăng trưởng có bước ngoặt lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ đã thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác điều hành kinh tế - xã hội, Bộ đã thực hiện tốt chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" chủ động, sáng tạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách; các đơn vị trực thuộc Bộ đã bám sát các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ tập trung thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Bên cạnh đó, tiếp tục đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu cho phục hồi và phát triển sau đại dịch.

Để hiện thực hoá các đề xuất, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ TN&MT đã có các hành động cụ thể. Trong đó, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể để tháo gỡ các nút thắt, rào cản để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi khó khăn và chủ động đón làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài sau đại dịch.

Ngoài ra, trong công tác triển khai kế hoạch thanh tra và kiểm tra năm 2022, Bộ đã thực hiện 06 cuộc kiểm tra, tập trung vào: tình trạng phân lô, bán nền, chuyển mục đích đất lúa, giao khu vực biển và cấp giấy phép nhận chìm ở biển, công tác cấp phép, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với việc thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, Kế hoạch chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự án tiền khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022); Đề án xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường; Đề án xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một trong những điểm sáng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh là đã huy động được sự tham gia của toàn ngành, trong quá trình thực thi pháp luật để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý; trong đánh giá của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, Bộ đã hoàn thành trình Chính phủ phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV; sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về quản lý, sử dụng công chức, viên chức.

Các hoạt động hợp tác quốc tế  đã được triển khai trở lại sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19 để đưa hợp tác, hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu nhất là trong ngoại giao về khí hậu qua đó khẳng định vai trò quan trọng của Bộ với tư cách là Cơ quan thường trực triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26. Tăng cường hợp tác với cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ; Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF); Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC);... tập trung vào các nội dung về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý đất đai.

Đối với nguồn lực đất đai, Bộ đã chỉ đạo rà soát, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trương việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa cho Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; xử lý giải quyết 132 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ đặc dụng. Hướng dẫn các địa phương thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ công về đất đai trên cổng dịch vụ công quốc gia; đôn đốc 34 tỉnh tổ chức thực hiện đề án sắp xếp đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường; kịp thời hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chấn chỉnh hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, rà soát xử lý tình trạng lãng phí, đất đai để hoang hóa; phối hợp với Thanh tra Chính phủ rà soát vướng mắc của các dự án sau thanh tra, kiểm tra, điều tra, bản án để phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về vấn đề địa chất và khoảng sản, Bộ trưởng cho biết Bộ đã điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ, xây dựng, phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam; xây dựng Dự án Đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, xây dựng và đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản là kim loại, đất hiếm phục vụ cho việc sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện thân thiện với môi trường đón đầu xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới.

Cùng với tài nguyên nước quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân cho 50 công trình với tổng số tiền la trên 414 triệu đồng.

Đáng chú ý, Bộ TN&MT đã chủ động kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường của các nguồn thải lớn, thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc kết nối trực tuyến với các Sở TN&MT, Bộ TN&MT;….

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu trong năm 2022
 
tùg
 Toàn cảnh Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất nhiều, dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu là rất khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”; khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khối lượng nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất lớn trong đó có những nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận hết sức quan tâm như sửa đổi Luật Đất đai, xây dựng dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương, sửa đổi Luật Tài nguyên nước,… Bộ trưởng mong muốn sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của từng đồng chí Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị; sự nỗ lực hàng ngày của các cán bộ đồng tâm, nhất trí để thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao, thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và đặc biệt là chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới.

Đối với các lĩnh vực quản lý chuyên môn của Ngành, Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện; chủ động dự báo, nhận diện sớm các vấn đề đặt ra từ thực tiễn địa phương, cơ sở, đề xuất hiến kế các giài pháp về thể chế chính sách để tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách, đổi mới để tạo đột phá trong phát triển, chuyển dịch mô hình tăng trưởng.

Bên cạnh đó, đóng góp các sáng kiến để thực hiện lộ trình xây dựng tài nguyên số để sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường đảm ngay hệ thống công nghệ thông tin được thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt và phục vụ người dân, đất nước phát triển kinh tế xã hội phục hồi sau đại dịch.

Ngoài ra, năm nay Bộ hướng đến Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động, bám sát chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, đề xuất tổ chức các hoạt động bảo đảm ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Các đơn vị trực thuộc phát động phong trào thi đua, lao động, sản xuất, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi để lập thành tích chào mừng 20 năm ngày thành lập Bộ.
Thực hiện: Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường