Tính khả thi của EPR từ góc nhìn chuyên gia và doanh nghiệp
Theo bà Quách Thị Xuân- chuyên gia điều phối của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA): “Quy định về EPR là cách tiếp cận rác từ nguồn của chính sách môi trường. Việc quy định tỷ lệ tái chế, xử lý bắt buộc, mức đóng góp tài chính,… EPR sẽ tạo ra những tác động tài chính đủ lớn để buộc nhà sản xuất, nhập khẩu phải thay đổi thiết kế sản phẩm, hướng tới giảm thiểu chất thải hoặc chuyển sang bao bì dễ tái chế, bao bì tuần hoàn”.
Mức độ chặt chẽ của EPR. Để đảm bảo quy định EPR được triển khai hiệu quả trong thực tế, theo chuyên gia, Nghị định cần xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy định EPR. Vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và các tổ chức xã hội trong hệ thống EPR. Bên cạnh đó, công thức tính phí EPR trong dự thảo cần xác định rõ lộ trình để chuyển thành dạng “Phí điều biến sinh thái”.
Nghị định cũng nên đánh giá định kỳ các sản phẩm, mục tiêu và phí tái chế dành riêng cho từng sản phẩm. Trong quá trình soát xét, các mục tiêu tái chế nên được điều chỉnh tăng dần theo thời gian. Một sản phẩm cụ thể không được đáp ứng trong khoảng thời gian vài năm, sản phẩm đó nên được chuyển sang danh mục sản phẩm khó tái chế (Điều 55) với mức phí cao hơn, hoặc có thể chuyển sang danh mục sản phẩm bị cấm (Điều 73). Việc điều chỉnh EPR theo thời gian, sẽ giúp việc thu phí môi trường triệt để hơn và tạo lợi thế cạnh tranh cho những nhà sản xuất, nhập khẩu có bao bì tuần hoàn.
Để đạt được mục tiêu EPR theo hướng thay đổi thực chất và hệ thống, đòi hỏi phải thiết lập các thước đo và tạo động lực. Về dữ liệu EPR phải được công khai và minh bạch, theo dõi, đánh giá và xuất bản hàng năm. Các chuyên gia khuyến nghị cơ quan chức năng nên tham khảo một số thước đo đang được Quỹ Ellen Macarthur (EMF) sử dụng. Ví dụ, phần trăm bao bì có thể tái chế mà các công ty sử dụng có tăng lên không? Và sử dụng bao bì tái chế có tăng lên không?Tổng lượng bao bì nhựa tiêu thụ trong nước có giảm đi không?...
Theo doanh nghiệp, quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc là chưa phù hợp. Việc tái chế phụ thuộc vào thiết bị, loại bao bì, loại vật liệu, thị trường tái chế, công nghệ tái chế,... Do vậy, Nhà nước nên ban hành các hướng dẫn cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp về tỷ lệ tái chế bắt buộc, xây dựng lộ trình cho tỷ lệ tái chế bắt buộc, tăng dần từng năm cho đến khi đạt được tỷ lệ tái chế cần thiết. Và chỉ khi xác định được tỷ lệ tái chế bắt buộc rõ ràng thì chúng ta mới tính được số tiền đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ bảo vệ môi trường phù hợp.
Ngoài ra, việc quy định về ngưỡng thực hiện EPR chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhập khẩu với doanh thu từ 30-100 tỷ/ 1 năm. Như vậy, với doanh thu dưới ngưỡng này thì sẽ không phải áp dụng EPR và như vậy họ sẽ không quan tâm tới ý nghĩa môi trường và xã hội của EPR.
Tiến độ triển khai EPR nhập khẩu có nên lùi lại? Một số doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, họ đang gặp khó khăn do dịch bệnh, nên lùi triển khai EPR sang ngày 1 tháng 1 năm 2024, thay vì quy định là ngày 1 tháng 1 năm 2023. Các chuyên gia có quan điểm khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tăng 209 điểm (gần 19%) kể từ đầu năm 2021, tăng trưởng của ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng) hiện đang rất cao. Ngành hàng này bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống và nhóm hàng tiêu dùng nhanh... Năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của cả nước vẫn đạt 6,8% và 9% vào năm 2021.
Như vậy, có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp đang có thuận lợi về tài chính. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp nhựa và doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng có sử dụng bao bì nhựa. Việc lùi thời điểm thực hiện EPR nhập khẩu sẽ làm ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn và những người gây ô nhiễm vẫn chưa phải chịu trách nhiệm. Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự do đại dịch COVID-19, đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1447/QĐ-TTg về hỗ trợ, tháo gỡ. Các tỉnh, thành phố cũng đã thành lập tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp. Do vậy, các chuyên gia nhất trí với lộ trình thực hiện EPR nhập khẩu như đề xuất trong bản dự thảo Nghị định ngày 30/8/2021, không nên lùi thời gian. Và, những doanh nghiệp thực sự khó khăn có thể được phép nợ phí EPR mà không tính lãi.
Yếu tố nào đang tác động bất lợi tới EPR? Theo bà Quách Thị Xuân, ngoài quy định về EPR, cũng cần có quy định chặt chẽ về nhập khẩu phế liệu và lộ trình hạn chế đồ nhựa sử dụng một lần. Theo văn bản của Bộ Tài nguyên và môi trường: “Từ ngày 1/1/2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất”. Các chuyên gia cho rằng, quy định về nhập khẩu phế liệu không nên dùng “công suất thiết kế” mà dùng “tổng nguyên liệu đầu vào” vì “Công suất thiết kế” không phải là công suất sản xuất thực tế, dẫn tới việc doanh nghiệp nhập về nhiều phế liệu nhưng sản xuất lại ít. Quy định này cũng cần có lộ trình thực hiện, đến năm 2025 việc nhập khẩu tối đa là 80% nguyên liệu đầu vào, sau đó các cơ sở nhập khẩu phải giảm thêm mỗi năm ít nhất là 5% cho tới khi việc nhập khẩu phế liệu chỉ còn chiếm tối đa 10% nguyên liệu đầu vào.
Ngoài ra, Việt Nam cần cân nhắc kỹ việc khuyến khích sử dụng loại bao bì sinh học dùng một lần vì đồ nhựa sinh học sử dụng một lần có tác động tới môi trường tương tự như đồ nhựa dùng một lần có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Đây là kinh nghiệm từ một số nước phát triển trong đó có Úc, do vậy chúng ta nên nghiên cứu phát triển công nghiệp thiết kế để có thể phân phối hàng hóa với bao bì dùng nhiều lần (reuse-refll).
Theo bà Quách Thị Xuân- chuyên gia điều phối của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA): “Quy định về EPR là cách tiếp cận rác từ nguồn của chính sách môi trường. Việc quy định tỷ lệ tái chế, xử lý bắt buộc, mức đóng góp tài chính,… EPR sẽ tạo ra những tác động tài chính đủ lớn để buộc nhà sản xuất, nhập khẩu phải thay đổi thiết kế sản phẩm, hướng tới giảm thiểu chất thải hoặc chuyển sang bao bì dễ tái chế, bao bì tuần hoàn”.
Mức độ chặt chẽ của EPR. Để đảm bảo quy định EPR được triển khai hiệu quả trong thực tế, theo chuyên gia, Nghị định cần xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy định EPR. Vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và các tổ chức xã hội trong hệ thống EPR. Bên cạnh đó, công thức tính phí EPR trong dự thảo cần xác định rõ lộ trình để chuyển thành dạng “Phí điều biến sinh thái”.
Nghị định cũng nên đánh giá định kỳ các sản phẩm, mục tiêu và phí tái chế dành riêng cho từng sản phẩm. Trong quá trình soát xét, các mục tiêu tái chế nên được điều chỉnh tăng dần theo thời gian. Một sản phẩm cụ thể không được đáp ứng trong khoảng thời gian vài năm, sản phẩm đó nên được chuyển sang danh mục sản phẩm khó tái chế (Điều 55) với mức phí cao hơn, hoặc có thể chuyển sang danh mục sản phẩm bị cấm (Điều 73). Việc điều chỉnh EPR theo thời gian, sẽ giúp việc thu phí môi trường triệt để hơn và tạo lợi thế cạnh tranh cho những nhà sản xuất, nhập khẩu có bao bì tuần hoàn.
Để đạt được mục tiêu EPR theo hướng thay đổi thực chất và hệ thống, đòi hỏi phải thiết lập các thước đo và tạo động lực. Về dữ liệu EPR phải được công khai và minh bạch, theo dõi, đánh giá và xuất bản hàng năm. Các chuyên gia khuyến nghị cơ quan chức năng nên tham khảo một số thước đo đang được Quỹ Ellen Macarthur (EMF) sử dụng. Ví dụ, phần trăm bao bì có thể tái chế mà các công ty sử dụng có tăng lên không? Và sử dụng bao bì tái chế có tăng lên không?Tổng lượng bao bì nhựa tiêu thụ trong nước có giảm đi không?...
Theo doanh nghiệp, quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc là chưa phù hợp. Việc tái chế phụ thuộc vào thiết bị, loại bao bì, loại vật liệu, thị trường tái chế, công nghệ tái chế,... Do vậy, Nhà nước nên ban hành các hướng dẫn cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp về tỷ lệ tái chế bắt buộc, xây dựng lộ trình cho tỷ lệ tái chế bắt buộc, tăng dần từng năm cho đến khi đạt được tỷ lệ tái chế cần thiết. Và chỉ khi xác định được tỷ lệ tái chế bắt buộc rõ ràng thì chúng ta mới tính được số tiền đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ bảo vệ môi trường phù hợp.
Ngoài ra, việc quy định về ngưỡng thực hiện EPR chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhập khẩu với doanh thu từ 30-100 tỷ/ 1 năm. Như vậy, với doanh thu dưới ngưỡng này thì sẽ không phải áp dụng EPR và như vậy họ sẽ không quan tâm tới ý nghĩa môi trường và xã hội của EPR.
Tiến độ triển khai EPR nhập khẩu có nên lùi lại? Một số doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, họ đang gặp khó khăn do dịch bệnh, nên lùi triển khai EPR sang ngày 1 tháng 1 năm 2024, thay vì quy định là ngày 1 tháng 1 năm 2023. Các chuyên gia có quan điểm khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tăng 209 điểm (gần 19%) kể từ đầu năm 2021, tăng trưởng của ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng) hiện đang rất cao. Ngành hàng này bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống và nhóm hàng tiêu dùng nhanh... Năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của cả nước vẫn đạt 6,8% và 9% vào năm 2021.
Như vậy, có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp đang có thuận lợi về tài chính. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp nhựa và doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng có sử dụng bao bì nhựa. Việc lùi thời điểm thực hiện EPR nhập khẩu sẽ làm ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn và những người gây ô nhiễm vẫn chưa phải chịu trách nhiệm. Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự do đại dịch COVID-19, đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1447/QĐ-TTg về hỗ trợ, tháo gỡ. Các tỉnh, thành phố cũng đã thành lập tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp. Do vậy, các chuyên gia nhất trí với lộ trình thực hiện EPR nhập khẩu như đề xuất trong bản dự thảo Nghị định ngày 30/8/2021, không nên lùi thời gian. Và, những doanh nghiệp thực sự khó khăn có thể được phép nợ phí EPR mà không tính lãi.
Yếu tố nào đang tác động bất lợi tới EPR? Theo bà Quách Thị Xuân, ngoài quy định về EPR, cũng cần có quy định chặt chẽ về nhập khẩu phế liệu và lộ trình hạn chế đồ nhựa sử dụng một lần. Theo văn bản của Bộ Tài nguyên và môi trường: “Từ ngày 1/1/2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất”. Các chuyên gia cho rằng, quy định về nhập khẩu phế liệu không nên dùng “công suất thiết kế” mà dùng “tổng nguyên liệu đầu vào” vì “Công suất thiết kế” không phải là công suất sản xuất thực tế, dẫn tới việc doanh nghiệp nhập về nhiều phế liệu nhưng sản xuất lại ít. Quy định này cũng cần có lộ trình thực hiện, đến năm 2025 việc nhập khẩu tối đa là 80% nguyên liệu đầu vào, sau đó các cơ sở nhập khẩu phải giảm thêm mỗi năm ít nhất là 5% cho tới khi việc nhập khẩu phế liệu chỉ còn chiếm tối đa 10% nguyên liệu đầu vào.
Ngoài ra, Việt Nam cần cân nhắc kỹ việc khuyến khích sử dụng loại bao bì sinh học dùng một lần vì đồ nhựa sinh học sử dụng một lần có tác động tới môi trường tương tự như đồ nhựa dùng một lần có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Đây là kinh nghiệm từ một số nước phát triển trong đó có Úc, do vậy chúng ta nên nghiên cứu phát triển công nghiệp thiết kế để có thể phân phối hàng hóa với bao bì dùng nhiều lần (reuse-refll).
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường