Bao bì phân hủy sinh học (BBPHSH) là gì? Theo các tiêu chuẩn hiện nay, bao bì phân hủy sinh học được tạo ra từ vật liệu nhựa và được phân hủy dễ dàng trong tự nhiên. BBPHSH được sản xuất theo 2 dạng: Trực tiếp từ nhựa có nguồn gốc hoàn toàn sinh học (biobased) như tinh bột khoai tây, ngô, sắn, lúa…. Loại 2, nhựa phân hủy sinh học (biodegradable), được làm từ vật liệu nhựa thông thường, có bổ sung phụ gia từ thực vật để tự phân hủy trong đất 1 tháng đến 2 năm.
BBPHSH là một bước tiến mang tính quy luật. Hiện nay, hầu hết các loại BBPHSH, đều được sản xuất từ nhựa phân hủy sinh học có tính năng sử dụng tương đương với nhựa thông thường, thời gian phân hủy ngoài môi trường ngắn từ 1 tháng đến 2 năm, tuy nhiên giá thành cao hơn từ 10 - 15% nhựa thông thường. Do vậy, mong muốn hiện nay của các nhà nghiên cứu và sản xuất BBPHSH là tăng sản lượng và giảm giá thành để BBPHSH học có thể thay thế hoàn toàn bao bì nhựa thông thường để bảo vệ trái đất.
Với loại BBPHSH có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ ngô, lúa mạch, khoai tây hay củ cải đường. Các loại bao bì này bị phân hủy chỉ trong vòng 12 tuần, tạo thành CO2 và H2O. Một số bao bì có thể ăn được, nhưng vẫn bảo quản được sản phẩm trong thời gian nhất định, phổ biến nhất là màng casein thực phẩm, được sản xuất từ protein của sữa, để đóng gói của một số đồ thực phẩm nguội như sữa chua, phomat, giò, hay bao bì dược phẩm... Một số loại mỹ phẩm cao cấp được bảo quản trong BBPHSH như Cosmebio, Ecocert, NSF, ICEA, BDIH.
BBPHSH đang được sản xuất và kinh doanh như thế nào tại Việt Nam? Trên thế giới có nhiều loại BBPHSH, nhưng phù hợp và triển vọng nhất đối với Việt Nam là các loại BBPHSH Oxo. Sản phẩm bao bì này có quy trình sản xuất đơn giản nhất, giá thành thấp, công năng chấp nhận được bởi chúng giữ được những tính chất đặc trưng của bao bì thông thường như độ thấu quan, màu sắc, kháng nước…. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam nên tranh thủ tiếp cận và tận dụng cơ hội nắm bắt công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài để hội nhập.
Sản xuất BBPHSH vẫn là lĩnh vực còn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Mặc dù, đã có một số nghiên cứu trong nước, nhưng mới dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa có sản phẩm phát triển khả thi, hay quy mô bán công nghiệp. Việt Nam có một số hạn chế về công nghệ, nhưng tiềm năng thị trường lớn và mục tiêu giảm phát thải nhựa của Chính phủ là quyết liệt... Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đi đầu sản xuất BBPHSH như Công ty TNHH Vianeco, Green World Việt Nam, An Phát Holdings…
Lộ trình sử dụng BBPHSH tại Việt Nam?
Áp dụng BBPHSH tại Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Bên cạnh truyền thông về nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với tác dụng của BBPHSH vì sức khỏe, vì môi trường, vì trái đất… còn cần triển khai các giải pháp kết hợp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất BBPHSH dạng Oxo, Hydro- và BBPHSH từ nhựa sinh học, đặc biệt ưu tiên cho sản xuất BBPHSH hoàn toàn từ nhựa sinh học; Biểu dương, khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổ chức kinh doanh sử dụng BBPHSH thay thế bao bì nhựa truyền thống; Hạn chế sử dụng bao bì nhựa thông thường dùng một lần, cho thực phẩm. Tiến tới cấm sử dụng, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm với bao bì từ nhựa không phân hủy sinh học; Tăng cường truyền thông đa phương tiện nhằm hạn chế sử dụng bao bì nhựa; Xây dựng các mô hình thí điểm cấm sử dụng đối với một số khu vực có nhu cầu tiêu dùng cao, tiến tới mở rộng quy mô và đưa ra lộ trình cấm hoàn toàn; Tổ chức các hoạt động hội thảo, triển lãm, xúc tiến thương mại về chuyển giao công nghệ sản xuất BBPHSH.
Về công nghệ, nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất nhựa sinh học và phụ gia, làm nguyên liệu cho sản xuất BBPHSH. Ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, vật liệu sản xuất BBPHSH từ nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó có các sản phẩm từ tinh bột, cellulose và vật liệu tự nhiên khác. Thu hút, khuyến khích đầu tư trong nước và huy động vốn nước ngoài trong sản xuất BBPHSH thông qua các chính sách hỗ trợ đa phương.
BBPHSH là một bước tiến mang tính quy luật. Hiện nay, hầu hết các loại BBPHSH, đều được sản xuất từ nhựa phân hủy sinh học có tính năng sử dụng tương đương với nhựa thông thường, thời gian phân hủy ngoài môi trường ngắn từ 1 tháng đến 2 năm, tuy nhiên giá thành cao hơn từ 10 - 15% nhựa thông thường. Do vậy, mong muốn hiện nay của các nhà nghiên cứu và sản xuất BBPHSH là tăng sản lượng và giảm giá thành để BBPHSH học có thể thay thế hoàn toàn bao bì nhựa thông thường để bảo vệ trái đất.
Với loại BBPHSH có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ ngô, lúa mạch, khoai tây hay củ cải đường. Các loại bao bì này bị phân hủy chỉ trong vòng 12 tuần, tạo thành CO2 và H2O. Một số bao bì có thể ăn được, nhưng vẫn bảo quản được sản phẩm trong thời gian nhất định, phổ biến nhất là màng casein thực phẩm, được sản xuất từ protein của sữa, để đóng gói của một số đồ thực phẩm nguội như sữa chua, phomat, giò, hay bao bì dược phẩm... Một số loại mỹ phẩm cao cấp được bảo quản trong BBPHSH như Cosmebio, Ecocert, NSF, ICEA, BDIH.
BBPHSH đang được sản xuất và kinh doanh như thế nào tại Việt Nam? Trên thế giới có nhiều loại BBPHSH, nhưng phù hợp và triển vọng nhất đối với Việt Nam là các loại BBPHSH Oxo. Sản phẩm bao bì này có quy trình sản xuất đơn giản nhất, giá thành thấp, công năng chấp nhận được bởi chúng giữ được những tính chất đặc trưng của bao bì thông thường như độ thấu quan, màu sắc, kháng nước…. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam nên tranh thủ tiếp cận và tận dụng cơ hội nắm bắt công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài để hội nhập.
Sản xuất BBPHSH vẫn là lĩnh vực còn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Mặc dù, đã có một số nghiên cứu trong nước, nhưng mới dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa có sản phẩm phát triển khả thi, hay quy mô bán công nghiệp. Việt Nam có một số hạn chế về công nghệ, nhưng tiềm năng thị trường lớn và mục tiêu giảm phát thải nhựa của Chính phủ là quyết liệt... Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đi đầu sản xuất BBPHSH như Công ty TNHH Vianeco, Green World Việt Nam, An Phát Holdings…
Lộ trình sử dụng BBPHSH tại Việt Nam?
Áp dụng BBPHSH tại Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Bên cạnh truyền thông về nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với tác dụng của BBPHSH vì sức khỏe, vì môi trường, vì trái đất… còn cần triển khai các giải pháp kết hợp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất BBPHSH dạng Oxo, Hydro- và BBPHSH từ nhựa sinh học, đặc biệt ưu tiên cho sản xuất BBPHSH hoàn toàn từ nhựa sinh học; Biểu dương, khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổ chức kinh doanh sử dụng BBPHSH thay thế bao bì nhựa truyền thống; Hạn chế sử dụng bao bì nhựa thông thường dùng một lần, cho thực phẩm. Tiến tới cấm sử dụng, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm với bao bì từ nhựa không phân hủy sinh học; Tăng cường truyền thông đa phương tiện nhằm hạn chế sử dụng bao bì nhựa; Xây dựng các mô hình thí điểm cấm sử dụng đối với một số khu vực có nhu cầu tiêu dùng cao, tiến tới mở rộng quy mô và đưa ra lộ trình cấm hoàn toàn; Tổ chức các hoạt động hội thảo, triển lãm, xúc tiến thương mại về chuyển giao công nghệ sản xuất BBPHSH.
Về công nghệ, nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất nhựa sinh học và phụ gia, làm nguyên liệu cho sản xuất BBPHSH. Ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, vật liệu sản xuất BBPHSH từ nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó có các sản phẩm từ tinh bột, cellulose và vật liệu tự nhiên khác. Thu hút, khuyến khích đầu tư trong nước và huy động vốn nước ngoài trong sản xuất BBPHSH thông qua các chính sách hỗ trợ đa phương.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường