Việt Nam là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã hiện nay đã và đang là những mối đe dọa chính dẫn tới gia tăng tốc độ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã, làm suy thoái sinh cảnh tự nhiên, gây mất đa dạng sinh học; tiềm ẩn những tác động tiêu cực môi trường sống và sức khoẻ của con người và tạo ra áp lực lớn cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam trong suốt 30 năm qua.
Ý thức được tầm quan trọng của việc cần phải bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển bền vững đất nước, trong thời gian qua, Thủ tưởng Chính phủ ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tăng cường quản lý hiệu quả công tác này.
Trước bối cảnh chung về tình trạng ĐDSH đang bị suy thoái với tốc độ cao, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã gia tăng, đòi hỏi các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước cùng với nhiều tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức đoàn thể nhân dân đã nỗ lực chung tay có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý, hiếm, góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị, Chiến lược mới có thể đạt được các mục tiêu đã được đề ra.
Ý thức được tầm quan trọng của việc cần phải bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển bền vững đất nước, trong thời gian qua, Thủ tưởng Chính phủ ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tăng cường quản lý hiệu quả công tác này.
Trước bối cảnh chung về tình trạng ĐDSH đang bị suy thoái với tốc độ cao, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã gia tăng, đòi hỏi các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước cùng với nhiều tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức đoàn thể nhân dân đã nỗ lực chung tay có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý, hiếm, góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị, Chiến lược mới có thể đạt được các mục tiêu đã được đề ra.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Trong thời gian qua, các tổ chức NGO của Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã đã rất tích cực và chủ động trong việc phát hiện, báo cáo, kiến nghị về các vấn đề môi trường nói chung và công tác bảo đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp nói riêng cho các cấp, Chính phủ để Chính phủ xem xét, ban hành các chính sách để tăng cường quản lý hiệu quả công tác này”.
Hội thảo tạo một Diễn đàn chính thức để nhìn nhận vai trò, quyền lợi và thúc đẩy đóng góp của các tổ chức NGO trong nước cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam.
Nội dung của Hội thảo bao gồm 02 hội thảo chuyên đề “Nhận diện vai trò và thành tựu của các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam” và “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội cho việc hoàn thiện các chính sách về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam”.
Hội thảo tạo một Diễn đàn chính thức để nhìn nhận vai trò, quyền lợi và thúc đẩy đóng góp của các tổ chức NGO trong nước cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam.
Nội dung của Hội thảo bao gồm 02 hội thảo chuyên đề “Nhận diện vai trò và thành tựu của các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam” và “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội cho việc hoàn thiện các chính sách về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài chia sẻ về một số mô hình, dự án thành công của các tổ chức phi chính phủ trong việc bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn buôn bán ĐVHD trái phép; các chính sách và bất cập trong thực thi chính sách pháp luật về bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn buôn bán ĐVHD trái phép. Từ đó, trao đổi, thảo luận các giải pháp, đề xuất chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn buôn bán ĐVHD trái phép tại Việt Nam trong 5 năm tới. Ngoài ra, tại Hội thảo còn có sự kiện bên lề Trưng bày các sản phẩm, ấn phẩm về thành tựu của các tổ chức NGO trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.