Tin tức - Sự kiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”

11:18, 28/04/2022
 
rgasr
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tại Hội nghị.
Xây dựng, hoàn thiện và thực thi thể chế
          Trong quý một năm 2022, Bộ đã trình Chính phủ Đề nghị xây dựng luật tài nguyên nước sửa đổi,  Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa theo các Nghị quyết thí điểm của Quốc hội, Quyết định ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
          Đối với dự án Luật đất đai (sửa đổi) Ủy ban Pháp luật đã thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật từ Kỳ họp thứ 3 sang Kỳ họp thứ 4 và Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyênvà Môi trường, Bộ đang hoàn thiện trình Chính phủ.
          Ba tháng đầu năm, Bộ đã tiếp thu, giải trình để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định, 1 Quyết định. Bộ trưởng đã ban hành theo thẩm quyền 3 Thông tư. Hiện nay còn 05 dự thảo nghị định đã trình Chính phủ tuy nhiên, do các văn bản này có một số nội dung phức tạp, vì vậy đến nay các văn bản vẫn chưa được ban hành.
          Bộ đã thực hiện 21cuộc kiểm tra đối với 70 tổ chức, qua kiểm tra đã xử phạt 26 tổ chức với số tiền là 8,040 triệu đồng, tước quyền sử dụng 02 Giấy phép khai thác khoáng sản trong thời gian 05 tháng. Bộ đã tiếp 17 lượt công dân với 26 người nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai. Tiếp nhận 685 lượt đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ và đẩy mạnh chuyển đổi số
          Các hoạt động trao đổi đoàn đã được triển khai trở lại sau dịch bệnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất đưa hợp tác, hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, nhất là trong ngoại giao về khí hậu. Chủ động nghiên cứu, dự báo các xu thế phát triển của thời đại, luật chơi mới của toàn cầu. Đón cơ hội hợp tác, tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật, khoa học, công nghệ, tri thức và các dòng vốn nước ngoài. Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
          Nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ được triển khai trọng tâm gắn với hoàn thiện các chủ trương chính sách, điều tra cơ bản, quy hoạch, ứng dụng công nghệ trong khoa học trái đất và khí tượng thủy văn. Trong quý một, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện 101 đề tài cấp Bộ. Mở mới và triển khai thực hiện 64 đề tài cấp Bộ, 15 đề tài cấp cơ sở và 2 dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp. Tập trung xây dựng các quy chuẩn quốc gia về môi trường, khoáng sản, khí tượng thủy văn, nghiên cứu các mô hình công nghệ trong xử lý chất thải phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
          Về chính phủ điện tử, ngành tài nguyên và môi trường là phiên bản 2.1; Thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia phiên bản 1.0. Vận hành Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ (https://dichvucong.monre.gov.vn), kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm … Cơ bản hoàn thành cung cấp 100% Thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến gồm 95 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3.4. Trong đó có 72 DVC mức độ 4, đạt tỷ lệ gần 75,8% (kết nối liên thông 01 DVC đến địa phương và 07 DVC với Hệ thống hải quan một cửa quốc gia (tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn).
Hoàn thiện Luật đất đai và triển khai Luật bảo vệ môi trường
          Bộ đã tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương theo chuyên đề, để sửa đổi Luật đất đai. Đánh giá thực tiễn các quy định còn vướng mắc trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025. Đôn đốc các tỉnh hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh để tổ chức thẩm định. Chỉ đạo các địa phương triển khai công tác rà soát xử lý các dự án chậm triển khai, tăng cường quản lý công tác đấu giá đất.
          Bộ tiếp tục hướng dẫn các địa phương và các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện rà soát ranh giới, cắm mốc đối với phần đất giữ lại. Tổ chức triển khai các hạng mục của Dự án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại, hoặc do các ban quản lý rừng, các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng”. Hướng dẫn các địa phương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, triển khai kết nối, tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
          Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo tập huấn cho các địa phương trong tổ chức thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng. Hoàn thiện dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung “hướng tới mục tiêu trung hòa các bon vào năm 2050” để phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
          Triển khai việc lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam theo chính sách, quy định mới của Luật bảo vệ môi trường. Hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, rác thải là tài nguyên được tái chế, tái sử dụng thay cho chôn lấp trực tiếp. Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, tiếp nhận và xử lý các điểm nóng về môi trường.
Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo thiên tai
          Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 25/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV (Khí tượng thủy văn) đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngành KTTV đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Lập Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn đếnnăm 2025. Làm tốt công tác dự báo hạn dài phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ du lịch.
          Bám sát và cung cấp kịp thời các bản tin dự báo thời tiết nguy hiểm, theo dõi, giám sát công tác dự báo và các đợt thiên tai, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV của các đơn vị thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia. Trong Quý I năm 2022 đã theo dõi và dự báo sát tình hình diễn biến của 07 đợt không khí lạnh, 02 đợt rét đậm, 04 đợt mưa (tập trung chủ yếu tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và 1 đợt lũ nhỏ trên sông Thao, thượng lưu sông Thái Bình. Đánh giá chất lượng dự báo các bản tin, tuân thủ quy trình, quy định trong dự báo KTTV. Kiểm tra đôn đốc và đảm bảo thời tiết trực tuyến hàng ngày. Thực hiện thu thập, báo cáo tình hình thiên tai trên các khu vực, hỗ trợ xác định cấp độ rủi ro thiên tai.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường