Nhằm tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của người dân và cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Đường dây nóng cấp Trung ương: Do cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận. Đường dây nóng cấp địa phương: Do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đường dây nóng cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện (đường dây nóng cấp huyện) và của Ủy ban nhân dân cấp xã (đường dây nóng cấp xã) tiếp nhận.
Thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường
dây nóng bao gồm: Thông tin về các đối tượng, hành vi thải chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn) có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường; Thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra; Các thông tin khác liên quan đến ô nhiễm môi trường…
Nội dung phản ánh cần ghi
Một là, thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh: Họ và tên, địa chỉ,
số điện thoại, thư điện tử.
Hai là, tên tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi gây ô nhiễm môi trường (nếu
xác định được).
Ba là, thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc.
Bốn là, địa điểm, vị trí của vụ việc.
Năm là, Mô tả loại hình ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn);
tính chất, mức độ vụ việc (xảy ra tức thời, đột xuất hay thường xuyên, liên tục);
phạm vi, mức độ ô nhiễm hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi
trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra.
Sáu là, những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu và hồ sơ khác (nếu có) và các thông tin khác…
Việc tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải đảm bảo thông suốt, liên
tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Cách thức phản ánh
Một là, gọi điện, nhắn tin vào các số điện thoại đường dây nóng. Số điện thoại: 1800088848 hoặc 1900999915.
Hai là, Gửi thông tin vào thư điện tử đường dây nóng. pakn@monre.gov.vn hoặc duongdaynong@vea.gov.vn.
Ba là, gửi thông tin qua Hệ thống thông tin trên website (địa chỉ website:
https://pakntt.monre.gov.vn) hoặc gửi thông tin qua ứng dụng trên thiết bị di
động (tên ứng dụng: paknMonre).
Thời hạn xác minh thông tin
Không quá 24 giờ kể từ khi thông tin được cập nhật trên Hệ thống
thông tin đối với các vụ việc khẩn (được phân loại theo quy định tại điểm a khoản 1Điều 6 Quy chế này). Trường hợp địa bàn nơi xảy ra vụ việc cách xa trụ sở của
Ủy ban nhân dân cấp huyện/xã, đi lại khó khăn, thời hạn xác minh thông tin có
thể kéo dài hơn nhưng không quá 36 giờ;
Không quá 72 giờ kể từ khi thông tin được cập nhật trên Hệ thống
thông tin đối với các vụ việc ít khẩn (được phân loại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy chế này).
Xác minh thông tin và xử lý vụ việc
Bộ Tài nguyên và Môi trường xác minh thông tin và xử lý vụ việc phản ánh, kiến nghị ô nhiễm môi trường, có tính chất liên vùng, liên tỉnh…
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác minh thông tin và xử lý vụ việc phản ánh, kiến nghị ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm vi liên huyện thuộc một tỉnh…
Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận) xác minh thông tin và xử lý vụ việc phán ánh, kiến nghị ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm vi liên xã (phường), thuộc một huyện (quận).
Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) xác minh thông tin và xử lý vụ phán ánh, kiến nghị ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn một xã (phường)…
Cơ quan xử lý vụ việc có trách nhiệm công khai kết xác minh thông tin và xử lý kết quả vụ việc trên trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc trên websitehttps://pakntt.monre.gov.vn hoặc các hình thức khác phù hợp
theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ và thưởng phạt nghiêm minh
Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, điện thoại, địa chỉ, nội dung phản
ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
Người cung cấp thông tin đúng, có giá trị giúp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc về ô nhiễm môi trường được xem xét khen thưởng.
Người cung cấp thông tin không đúng sự thật, lợi dụng việc
cung cấp thông tin qua đường dây nóng để gây rối, vì mục đích cá nhân, làm mất
thời gian của đơn vị tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng,... tùy theo mức độ
sai phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
Một là, thiết lập, cập nhật số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng cấp tỉnh (không sử dụng điện thoại và thư điện tử cá nhân cho đường dây nóng), trừ trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thiết lập đường dây nóng chung cho các lĩnh vực; gửi thông tin về Bộ Tài nguyên và Môi trường
chậm nhất 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực để đấu nối với số
điện thoại tổng đài đường dây nóng cấp Trung ương…
Hai là, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương, thực hiện: Thiết lập, cập nhật số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng tối thiểu đến cấp huyện (không sử dụng điện thoại và thư điện tử cá nhân cho
đường dây nóng)…
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường