Chủ động truyền thông số trong đại dịch
Năm 2021 là năm thứ 2 có kinh nghiệm truyền thông trong đại dịch, Trung tâm đã phối hợp với gần 40 cơ quan báo đài thực hiện khoảng 500 tin bài, 21 chuyên mục; 72 chương trình trên truyền hình và phát thanh… Tập trung tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020; Chương trình truyền thông thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương trình truyền thông thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình truyền thông phục vụ sửa đổi Luật Đất đai; Tuyên truyền, phổ biến việc hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn ….
Đặc biệt, với gần 10 sự kiện thường niên của Bộ: Tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu 2021; Hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh; Các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới; Ngày Khí tượng thế giới; Giờ Trái đất; Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học; Ngày Môi trường thế giới; Ngày Đại dương thế giới; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn... Trung tâm đã kết hợp truyền thông đại chúng vời truyền thông số bằng nhiều hình ảnh gần gũi, sôi động nhằm cổ động, tuyên truyền người dân tham gia hưởng ứng sự kiện đông đảo và rộng rãi.
Đa dạng hóa sản phẩm truyền thông ứng dụng công nghệ số, năm qua Trung tâm phối hợp sản xuất video clip âm nhạc hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021. Cho tới thời điểm hiện tại, MV đã thu hút được 100.000 nghìn lượt xem. Xây dựng 01 bộ phim hoạt hình về chủ đề, thông điệp, ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới 2021.
Trang thông tin điên tử của Trung tâm đã thực hiện được 45 bài viết chuyên sâu; 54 tin; thực hiện 35 điểm tin; 80 ảnh; tạo chỉnh sửa gần 600 tin tức hàng ngày và điểm tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước...; đăng tải 43 video clip…
Bên cạnh truyền thông đại chúng, truyền thông số,Trung tâm cũng đẩy mạnh truyền thông chính sách tài nguyên và môi trường đến trực tiếp cộng đồng: tổ chức khoảng 20 hội nghị, hội thảo, tập huấn, lớp học môi trường; in ấn gần 8000 tời rơi và tài liệu hướng dẫn gửi xuống cấp cơ sở. Hoạt động hợp tác, xã hội hóa với 5 tổ chức quốc tế và hàng chục tổ chức doanh nghiệp trong nước, nhằm kết nối giáo dục và chia sẻ kinh nghiệm của thế hệ trẻ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đặc biệt, đẩy mạnh nhiều hoạt động tìm kiếm những tài năng trẻ có giải pháp, sáng kiến trong lĩnh vực môi trường của Đông Nam Á.
Chào năm 2022
Năm 2022, Trung tâm tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và đẩy mạnh phát triển đa dạng, phong phú các phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ truyền thông để các hoạt động được hiệu quả, tiết kiệm.
Trung tâm sẵn sàng và chuẩn bị chu đáo cho công tác tuyên truyền phục vụ Lãnh đạo Bộ trong các buổi làm việc với Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương theo phân công, đặc biệt tại các phiên họp chất vấn của Bộ trưởng tại kỳ họp Quốc hội.
Năm 2022, Trung tâm tiếp tục phổ biến sâu các văn bản chính sách pháp luật mới của Bộ: Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Sửa đổi Luật Đất đai; Hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn; Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường về biển, hải đảo năm 2021 – 2026; Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; phong trào chống rác thải nhựa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; Tổng kết về thi hành và quá trình sửa đổi nội dung của Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản... Tăng cường các hoạt động truyền thông về bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước...).
Bên cạnh 8 sự kiện thường niên của ngành Tài nguyên và môi trường, năm 2022 Trung tâm sẽ có thêm 5 sự kiện: Tổ chức Liên hoan phim; Tổ chức xét tặng các giải thưởng về môi trường Việt Nam; Tổ chức trao giải cuộc thi Hành động vì Mêkong; Tổ chức Giải thưởng báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VI; Tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước tại Việt Nam.
Hoạt động phối hợp, xã hội hóa với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, để đa dạng hình thức truyền thông và tiết kiệm chi từ ngân sách. Hy vọng, sau 2 năm với kinh nghiệm ứng phó trong đại dịch, Trung tâm sẽ tự tin bước vào năm 2022 chủ động, sáng tạo, linh hoạt và đột phá hơn trong triển khai thực hiện dự án nhiệm vụ được giao.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường