Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: “Đảng và Nhà nước với tầm nhìn chiến lược, nhãn quan nhạy bén đã xác định tài nguyên và môi trường là một trong 06 nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Giải quyết, chuyển hóa các thách thức an ninh phi truyền thống về môi trường, khí hậu đã trở thành những chủ đề được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội tham gia thảo luận tích cực cùng với nguyên thủ quốc gia tại các diễn đàn, Hội nghị toàn cầu. Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra những cam kết hành động mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải khí mê-tan, tham gia nhiều sáng kiến rất quan trọng về môi trường và khí hậu tại COP26. Vì vậy, hai tiếng “Việt Nam” đã được các nhà Lãnh đạo thế giới nhắc đi, nhắc lại nhiều lần tại các Hội nghị, diễn đàn quốc tế; cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự tham gia chủ động, trách nhiệm của Việt Nam vào việc giải quyết những thách thức toàn cầu.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị của Bộ đã bám sát kế hoạch làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ tập trung thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021.
Với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” đến nay, toàn ngành đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản đặt ra trong năm 2021, đóng góp trực tiếp, quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó: Tháo gỡ những vướng mắc thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên trong phát triển kinh tế xã hội, nút thắt về quỹ đất đai được giải quyết, vướng mắc về nguyên liệu khoáng sản cho sản xuất từng bước được tháo gỡ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng quan trọng, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng; bảo vệ nguồn nước, phòng chống hạn hán; nguồn thu ngân sách từ đất đai đạt gần 15,2% ngân sách nội địa; nguồn thu từ khoáng sản đạt 4.589 tỷ đồng; thu từ tài nguyên nước đạt khoảng 5.900 tỷ đồng;
Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thúc đẩy với 95% số thủ tục hành chính được trả kết quả đúng hạn; 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện liên thông thủ tục đất đai với các tổ chức tín dụng trong thanh toán nghĩa vụ tài chính giúp cắt giảm thời gian chi phí tuân thủ thủ tục cho người dân, doanh nghiệp;
Tiềm năng lợi thế của các vùng biển, các địa phương có biển được phát huy đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển, mở cửa, hội nhập quốc tế, hình thành và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với hình thành chuỗi đô thị ven biển; Hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tại khu vực đô thị đạt khoảng 94,71% (cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao 89%).
Các mô hình xử lý rác thải theo hình thức đốt rác phát điện thay cho chôn lấp được triển khai ở nhiều địa phương; 80% cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao được kiểm soát vận hành đóng góp cho tăng trưởng. Nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, tiệm cận với trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, thế giới; sai số dự báo trung bình bão trong các thời hạn trước 24, 48, 72 giờ lần lượt trong khoảng 80-120km, 120-200km, 200-300km, giảm hơn 54%, thiệt hại về người, 78% thiệt hại về tài sản so với trung bình 10 năm vừa qua; Thiết lập các nền tảng hạ tầng số cho xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường với cơ sở dữ liệu địa chính của 216 đơn vị cấp huyện, dữ liệu của hơn 42 triệu thửa đất; dữ liệu siêu viễn thám, dữ liệu thông tin địa lý; công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý, triển khai các kế hoạch để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã khẳng định thông điệp mạnh mẽ về sự công bằng, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung lớn nhất của toàn cầu tại COP26. Qua đó, chủ động tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thu hút các dòng vốn đầu tư vào hạ tầng về biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất, công nghệ và phát triển năng lượng tái tạo;
Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp qua khảo sát của các tổ chức độc lập tăng trong năm qua: chỉ số hài lòng của người dân doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 4,14% so với năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh sự phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính giảm 7%, phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai giảm 4% (theo báo cáo PCI); tỷ lệ người dân quan ngại về môi trường giảm từ 8,85% năm 2019 xuống còn 4,03%; số lượng đơn thư, khiếu kiện giảm 28% trong năm qua.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã đề nghị toàn ngành quán triệt sâu sắc phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả” trong năm 2022, quyết tâm triển khai các trọng tâm ưu tiên, bao gồm:
Một là, đi đầu trong chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ để tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu như phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai lưu trữ các-bon, góp phần vào thực hiện mục tiêu trung hòa các-bon.
Hai là, cải cách, đổi mới mạnh mẽ về thể chế, nhất là sửa đổi Luật Đất đai theo tiêu chí cao nhất về tính minh bạch trong tiếp cận thông tin, chia sẻ lợi ích từ nguồn lợi tài nguyên. Tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bao trùm phải được ưu tiên cao nhất trong quá trình hoạch định chính sách, đầu tư tài chính cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; nguồn lợi từ tài nguyên phải được tái đầu tư cho tương lai bền vững.
Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, đi đôi với tạo lập môi trường đổi mới sáng tạo.
Bốn là, chủ động, tích cực trong ngoại giao môi trường, tài nguyên, khí hậu; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản trị tài nguyên và môi trường.
Năm là, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong thập kỷ phát triển bền vững; triển khai các giải pháp đột phá nhằm tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đón đầu dòng vốn đầu tư vào hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình phát triển và chuyển đổi năng lượng.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thúc đẩy với 95% số thủ tục hành chính được trả kết quả đúng hạn; 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện liên thông thủ tục đất đai với các tổ chức tín dụng trong thanh toán nghĩa vụ tài chính giúp cắt giảm thời gian chi phí tuân thủ thủ tục cho người dân, doanh nghiệp;
Tiềm năng lợi thế của các vùng biển, các địa phương có biển được phát huy đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển, mở cửa, hội nhập quốc tế, hình thành và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với hình thành chuỗi đô thị ven biển; Hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tại khu vực đô thị đạt khoảng 94,71% (cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao 89%).
Các mô hình xử lý rác thải theo hình thức đốt rác phát điện thay cho chôn lấp được triển khai ở nhiều địa phương; 80% cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao được kiểm soát vận hành đóng góp cho tăng trưởng. Nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, tiệm cận với trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, thế giới; sai số dự báo trung bình bão trong các thời hạn trước 24, 48, 72 giờ lần lượt trong khoảng 80-120km, 120-200km, 200-300km, giảm hơn 54%, thiệt hại về người, 78% thiệt hại về tài sản so với trung bình 10 năm vừa qua; Thiết lập các nền tảng hạ tầng số cho xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường với cơ sở dữ liệu địa chính của 216 đơn vị cấp huyện, dữ liệu của hơn 42 triệu thửa đất; dữ liệu siêu viễn thám, dữ liệu thông tin địa lý; công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý, triển khai các kế hoạch để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã khẳng định thông điệp mạnh mẽ về sự công bằng, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung lớn nhất của toàn cầu tại COP26. Qua đó, chủ động tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thu hút các dòng vốn đầu tư vào hạ tầng về biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất, công nghệ và phát triển năng lượng tái tạo;
Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp qua khảo sát của các tổ chức độc lập tăng trong năm qua: chỉ số hài lòng của người dân doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 4,14% so với năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh sự phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính giảm 7%, phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai giảm 4% (theo báo cáo PCI); tỷ lệ người dân quan ngại về môi trường giảm từ 8,85% năm 2019 xuống còn 4,03%; số lượng đơn thư, khiếu kiện giảm 28% trong năm qua.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã đề nghị toàn ngành quán triệt sâu sắc phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả” trong năm 2022, quyết tâm triển khai các trọng tâm ưu tiên, bao gồm:
Một là, đi đầu trong chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ để tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu như phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai lưu trữ các-bon, góp phần vào thực hiện mục tiêu trung hòa các-bon.
Hai là, cải cách, đổi mới mạnh mẽ về thể chế, nhất là sửa đổi Luật Đất đai theo tiêu chí cao nhất về tính minh bạch trong tiếp cận thông tin, chia sẻ lợi ích từ nguồn lợi tài nguyên. Tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bao trùm phải được ưu tiên cao nhất trong quá trình hoạch định chính sách, đầu tư tài chính cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; nguồn lợi từ tài nguyên phải được tái đầu tư cho tương lai bền vững.
Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, đi đôi với tạo lập môi trường đổi mới sáng tạo.
Bốn là, chủ động, tích cực trong ngoại giao môi trường, tài nguyên, khí hậu; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản trị tài nguyên và môi trường.
Năm là, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong thập kỷ phát triển bền vững; triển khai các giải pháp đột phá nhằm tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đón đầu dòng vốn đầu tư vào hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình phát triển và chuyển đổi năng lượng.