Bà Lê Thị Hồng Nhi, Quản lý cấp cao-Đối ngoại và phát triển bền vững, Unilever Việt Nam cho biết: “Hôm nay, Unilever Việt Nam hân hạnh là doanh nghiệp đầu tiên đồng hành cùng huyện Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang góp phần thực hiện mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn của địa phương. Một trong những chủ đề lớn trong Kế hoạch Phát triển Bền vững mang tên La bàn Unilever của chúng tôi chính là “Cải thiện sức khỏe hành tinh”, bao gồm 3 trụ cột: Hành động Khí hậu, Bảo vệ & Tái tạo Thiên nhiên, và Một thế giới không rác thải.
Hoạt động Trồng cây trong dự án “Vì Một Việt Nam Xanh”, hợp tác cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường không chỉ giúp Unilever chung tay vào mục tiêu quốc gia trồng 1 tỷ cây xanh đến hết năm 2025 mà còn hỗ trợ chúng tôi thực hiện cam kết kép trong chủ đề về môi trường của Tập đoàn, đó là ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ-tái tạo thiên nhiên. Chúng tôi hi vọng rằng, việc triển khai dự án “Vì Một Việt Nam Xanh” giữa Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường và Unilever Việt Nam sẽ giúp lan tỏa tinh thần doanh nghiệp và toàn dân chung tay cùng Nhà nước thực hiện mục tiêu trồng cây xanh và bảo vệ môi trường, từ đó truyền cảm hứng đến các tổ chức, doanh nghiệp có cùng tầm nhìn và mục tiêu để góp sức đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động này”.
Mặt khác, để hưởng ứng Chương trình trồng mới một tỷ cây xanh, vì một Việt Nam xanh cho nên việc Trung tâm Truyền thông Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các nhà tài trợ quan tâm ký kết triển khai chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn cho Mèo Vạc là vô cùng ý nghĩa đối với huyện nhà. Tôi tin tưởng rằng khi dự án được triển khai sẽ góp phần tích cực, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn toàn huyện về công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Lãnh đạo huyện cũng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan để tổ chức thực hiện thành công chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn cho Mèo Vạc.
Nhân dịp này, Công ty CP Check in Việt Nam đã trao tặng đồng bào khó khăn và học sinh xã Khâu Vai 1 tấn gạo, 700 quyển vở, áo mũ, 20 thùng sữa…
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường* Về địa điểm trồng cây, trồng rừng: tại các thôn (bản) của các xã, thị trấn - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang.
- Địa điểm dự kiến trồng cây xanh tại các khu vực được quy hoạch để trồng rừng, trồng cây xanh. Thời gian sử dụng cho trồng cây xanh với mục đích bảo vệ môi trường
- Địa điểm dự kiến trồng cây xanh là tại các khu vực đất quy hoạch trồng rừng; đất nương rẫy bỏ trống; đồi núi trọc; các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt; ven sông, suối; xung quanh khuôn viên các Trường học, Trạm y tế, Trụ sở UBND xã; các tuyến đường nông thôn, liên thôn, liên xã ...
- Loại đất tại các điểm trồng cây là loại đất thịt, bazan, ferrolit….
* Về thời gian thực hiện chương trình: 2021 – 2025 (05 năm)
* Về ý nghĩa xã hội và ý nghĩa môi trường:
- Về xã hội: Từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện về việc trồng cây để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Mặt khác sẽ góp phần thực hiện thành công Đề án trồng 01 (một) tỷ cây xanh của cả nước.
- Về môi trường: Trước hết sẽ góp phần giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn, sạt lở đất, nâng cao độ che phủ rừng toàn huyện và tạo lá phổi xanh ngăn chặn bụi bặm và cải thiện chất lượng không khí theo chiều hướng tích cực.
- Hưởng lợi: Các hộ gia đình; các cộng đồng thôn là người hưởng lợi trực tiếp, ngoài ra sẽ góp phần cải thiện môi trường sống cho cả xã hội.
- Các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng về môi trường, giải quyết vấn đề phủ xanh đồi núi trọc; giữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt; phòng chống xói mòn, sạt lở đất, chống biến đổi khí hậu.
* Về số lượng cây trồng: 1.008.000 cây tương đương 672 ha.
* Về chủng loại cây trồng:
- Cây lâm nghiệp: Sa Mộc, Tống Quáng Sủ, Keo, Mỡ, Trẩu, Hồi, Quế, Giổi, Gạo, Sấu, Sơn Tra (Táo Mèo), Trám, Sở, Kháo Cài, Mác Rạc, Thông đỏ.
- Cây ăn quả: Lê, Mận, Đào, Hồng không hạt, Óc chó…vv.
* Về kế hoạch duy trì, chăm sóc, bảo vệ cây sau khi trồng
Chủ đất là hộ gia đình được giao đất thì sau khi trồng song giao cho hộ gia đình quản lý chăm sóc, bảo vệ; Nếu là đất giao cho cộng đồng thôn bản thì giao cho cả thôn cùng quản lý chăm sóc, bảo vệ.
Sau khi trồng cây, trồng rừng, Trung tâm Truyền thông, Bộ TN&MT nghiệm thu, ký biên bản bàn giao cho Chính quyền (UBND xã, huyện) quản lý, theo dõi, chăm sóc và bảo vệ. Chính quyền giao nhiệm vụ cho nhân dân thông qua các cơ quan đoàn thể (như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) và các hộ gia đình chăm sóc, duy trì, bảo vệ cây, rừng đã trồng.