Tin tức - Sự kiện

Tọa đàm“Ứng dụng thành tựu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế xã hội”.

10:47, 29/09/2021
Nhằm thảo luận về hiện trạng và hiệu quả ứng dụng dự báo khí tượng thủy văn trong giảm thiểu thiệt hại thiên tai góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực giao thông nói riêng. Ngày  29/9, tại trụ sở Báo Giao thông, Báo Giao thông phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức buổi Tọa đàm“Ứng dụng thành tựu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế xã hội”.
1
Toàn cảnh buổi Tọa đàm“Ứng dụng thành tựu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế xã hội”
Tham dự buổi tọa đàm có Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ TN & MT; Ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT; Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Vụ trưởng vụ Môi trường, Bộ GTVT; Giáo sư Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng, Khí hậu và Hải dương học (trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN); ông Bùi Ngọc Uyên, Phó trưởng phòng Đối ngoại truyền thông Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội; Ông Trần Quang Hải, Phó trưởng phòng Quản lý vận hành hệ thống thoát nước, Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội.
 
1
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ TN&MT trao đổi tại buổi Tọa đàm.
Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn là cơ sở dữ liệu “đầu vào” của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội; phục vụ công tác quản lý, điều hành chính sách, lập chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội (nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, năng lượng, khai thác khoáng sản, dầu khí, du lịch,...

Trên thế giới, hoạt động khí tượng thủy văn được hết sức quan tâm, coi trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mọi quốc gia, nền kinh tế. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn có vai trò, ảnh hưởng tới 11/17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Những năm qua, ngành Khí tượng Thủy văn đã từng bước nâng cao chất lượng đóng góp tích cực vào phát triển bền vững. Cụ thể, năm 2018 ngành KTTV đã góp phần làm giảm được khoảng 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra so với năm 2017 tương ứng với 40.000 tỷ đồng. Năm 2019, thiệt hại do thiên tai gây ra đã được giảm thiểu tối đa, đặc biệt là về người; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã được Thủ tướng Chính phủ biểu dương, nhất là dự báo sớm về hạn hán, xâm nhập mặn.

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và khó dự đoán...Trong khi lĩnh vực khí tượng thủy văn Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra, cũng như đòi hỏi từ thực tiễn khách quan. Đáng chú ý, mức đầu tư cho Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam còn thấp; trong khi chúng ta vẫn chưa thu hút được các thành phần kinh tế khác đầu tư vào lĩnh vực khí tượng thủy văn. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước, nhận thức, sự quan tâm của hệ thống chính trị, toàn xã hội về khí tượng thủy văn còn hạn chế, chưa đầy đủ...
1
Giáo sư Phan Văn Tân, Khoa Khí tượngvà Hải dương học (trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN) trao đổi tại buổi Tọa đàm.
Trong khuôn khổ tạo đàm, Các vị khánh mời đã cùng thảo luận về hiện trạng và hiệu quả ứng dụng dự báo khí tượng thủy văn trong giảm thiểu thiệt hại thiên tai góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực giao thông nói riêng, Tập trung vào các vấn đề về những đóng góp của ngành khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng; Giải pháp bứt phá ngành khí tượng thủy văn Việt Nam.

Qua buổi tọa đàm“Ứng dụng thành tựu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế xã hội” đã góp phần đóng góp các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng lĩnh vực khí tượng thủy văn, đáp ứng sát với yêu cầu thực tiễn ngày nay.

Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.