Dự án IDEAS nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên dựa trên nông nghiệp bền vững đã đạt được những thành công bước đầu trong việc xây dựng, củng cố và phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái tại các thôn với việc tiếp cận được trên 400 hộ nông dân, hỗ trợ nhiều nhóm sản xuất, trong đó đặc biệt là Hợp tác xã Hoàng Liên. Kết quả này được đánh giá cao và được chấp thuận để tiếp tục nhân rộng trong giai đoạn 2 (2021-2023) trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp). Dự án hứa hẹn sẽ hoàn thiện các mô hình nông nghiệp sinh thái, mang lại thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi cao Tây Bắc vốn còn gặp nhiều khó khăn, trăn trở.
Dự án IDEAS – Thắp sáng niềm hy vọng nơi vùng cao
Nền nông nghiệp vùng núi Tây Bắc luôn phải chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt, thất thường, mùa hè lũ lụt sạt lở, mùa đông giá rét, ẩm ướt. Đây là vùng có chế độ nước không ổn định: Mùa mưa thừa nước nhưng mùa khô lại thiếu nước gây áp lực nặng nề đời sống của cư dân và sản xuất nông nghiệp.
Về kinh tế, xã hội, đây là địa bàn cư trú của đông đảo dân tộc thiểu số, trong đó người Hmong chiếm đa số. Mật độ dân số khoảng 50-100 người / km2 nên rất hạn chế về thị trường và lao động. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp tại đây chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô hộ gia đình, diện tích đất sản xuất nhỏ hẹp dẫn đến những trăn trở về một mô hình tổng hợp để phát triển nông nghiệp và cải thiện cuộc sống.
Chính trong bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội này, một chương trình hợp tác phi tập trung giữa tỉnh Lào Cai và vùng Nouvelle-Aquitaine đã được thiết lập vào năm 2002, bao gồm cả Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong phạm vi hợp tác phát triển. Năm 2017, dự án IDEAS về Nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số dựa trên nông nghiệp bền vững đã được thành lập để hỗ trợ cộng đồng nông dân địa phương tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Giai đoạn I - Khởi nguồn của những giá trị bền vững
Với mục tiêu chung là cải thiện điều kiện sống của các gia đình dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên bằng cách cải thiện và đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong suốt 3 năm triển khai và thực hiên, dự án IDEAS đã bước đầu đạt được các muc tiêu cụ thể đề ra trong giai đoạn đầu:
Việc hỗ trợ trực tiếp các hộ sản xuất truyền thống và song song với đó là nâng cao năng lực cho cán bộ VQG Hoàng Liên đă góp phần cải thiện hệ thống canh tác nông nghiệp truyển thống, hiệu suất cây trồng và vật nuôi dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật canh tác sinh thái nông nghiệp, và từng bước tiếp cận những giá trị của nền nông nghiệp bền vững.
Sự hỗ trợ các mô hình cây ăn quả bản địa cùng với việc thí điểm, nhân rộng các mô hình mới như mật ong, giảo cổ lam hay nuôi nhím… đã mang các mặt hàng nông sản mới của các hộ nông dân được hỗ trợ ra thị trường. Điều này không chỉ giúp các hộ nông dân tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường nông sản địa phương góp phần cải thiện thu nhập mà còn đa dạng hóa nguồn cung nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn của nền nông nghiệp sinh thái.
Hơn thế nữa, với mục tiêu thành lập một thương hiệu riêng cho các nhóm sản xuất, hợp tác xã Hoàng Liên đã ra đời vào ngày 14 tháng 10 năm 2019 với sự tham gia của các gia đình nông dân đến từ 4 dân tộc: Hmông - Giáy - Dao - Tày, sống trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã và đang tăng cường các thực hành nông nghiệp sinh thái và thiết lập các hệ thống sản xuất bền vững. Kim chỉ nam hoạt động của HTX là tôn trọng các giá trị của thương mại công bằng thông qua việc tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ, xây dựng năng lực truyền thông và tiếp thị, cũng như sản xuất sản phẩm chất lượng và gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường. HTX đã và đang viết tiếp câu chuyện về cuộc hành trình và những khát khao mang những sản phẩm nông nghiệp bản địa chất lượng từ nông trại đến với người tiêu dùng.
Hiện tại, dự án IDEAS đã tiếp cận được 491 hộ nông dân và người dân ở 8 thôn thuộc 2 xã Hoàng Liên và Tả Van.
Giai đoạn II – Củng cố và phát triển
Giai đoạn II của dự án (2021-2023) trước hết sẽ tiếp tục kế thừa những kết quả nền móng của của giai đoạn I bao gồm việc tiếp tục cải thiện kỹ thuật canh tác sinh thái nông nghiệp đối với các mô hình truyền thông, đồng thởi bổ sung 4 mô hình sản xuất vào trang trại nhằm đa dạng hóa liên tục các hệ thống sản xuất của địa phương nói chung và các hộ hưởng lợi nói riêng, tận dụng tối đa thế mạnh của vùng trong quá trình phát triển nông sản bản địa.
Bên cạnh đó, dự án sẽ triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2: Thứ nhất là tiếp tục củng cố năng lực kỹ thuật và quản lý tư vấn trang trại cho cán bộ và đối tác dự án, song song với việc chuyên môn hóa các hoạt động nông nghiệp cho các hộ nông dân, đẩy mạnh nâng cao chuyên môn và nhân rộng các thực hành nông nghiệp sinh thái.
Thứ hai là xây dựng và củng cố năng lực cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho các nông hộ thông qua hợp tác xã Hoàng Liên và các nhóm sản xuất nhằm mang đến sự hỗ trợ tối ưu cho các nông hộ hưởng lợi, giảm thiểu chi phí phát sinh và đáp ứng nhu cầu đa dạng của các hộ sản xuất tại địa phương và người tiêu dùng.
Để hoàn thiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, dự án cũng sẽ thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc phổ cập tiếng việt, phổ cập văn hóa đến với các thôn xã còn gặp nhiều khó khăn.
Sự hỗ trợ cũng có sự tham gia tích cực từ phía người dân hưởng lợi. Tại buổi hội thảo tổng kết giai đoạn I và khởi động giai đoạn II diễn ra ngày 21/6/2021 tại vườn quốc gia Hoàng Liên, theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, một trong những điều cần quan tâm là “Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người dân trong việc tham gia vào dự án, cụ thể hơn là có sự đối ứng của người dân trong việc lan tỏa mong muốn và khẳng định quyết tâm vươn lên của họ” để từ đó đạt được các mục tiêu trọng tâm của dự án, đó cũng chính là mục tiêu của chương trình phát triển của địa phương và của Vườn quốc gia Hoàng Liên trong các giải pháp tổng thể về quản lí rừng bền vững, phát triển nông nghiệp sinh thái cũng như xây dựng thị xã Sapa thành khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, gắn với những giá trị truyền thống bản địa.
Phát biểu vắng mặt của ông Laurent FAGES - Điều phối Chương trình Hợp tác phi tập trung giữa vùng Nouvelle Aquitaine và tỉnh Lào Cai và Thừa Thiên Huế. Theo ông, dự án IDEAS là dự án nông nghiệp, cho nên điều tích cực là thời gian thực hiện còn dài và chính vì vậy dự án vẫn có thể theo dõi các hoạt động và trên hết là nhận sự tín nhiệm của dân địa phương.
Hơn nữa, dự án Ideas đã được nhận sự hỗ trợ tích cực của các đối tác là Vườn quốc gia Hoàng Liên cùng với vùng Nouvelle Aquitaine và Cơ quan phát triển Pháp, với tất cả những nội lực đó, theo ông, dự án chắc chắn sẽ thành công.
“Dự án IDEAS là 1 dự án trung hạn về chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, đặc biệt hơn khi sự chuyển đổi này lại diễn ra trong điều kiện của các địa phương hẻo lánh miền núi phía Bắc với nhiều hạn chế, đặc biệt là rào cản ngôn ngữ và những phương thức canh tác truyền thống còn manh mún, nhỏ lẻ. Giai đoạn 2 này chúng tôi hi vọng có thể tạo ra sự kết nối sâu rộng giữa bà con nông dân với các nhân tố về thể chế, xã hội, kinh tế, kĩ thuật tại địa phương, nhằm phát triển một hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân” – Ông Lê Huy Công, điều phối viên dự án IDEAS nhận định.
Dự án IDEAS giai đoạn II sẽ tiếp tục được tài trợ và đồng hành bởi Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Vùng Nouvelle Aquitaine (RNA), tỉnh Lào Cai và VQG Hoàng Liên hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa các hộ nông dân có nhu cầu, nâng cao năng lực kĩ thuật và chuyên môn của các bên liên quan, mang nền nông nghiệp sinh thái cùng các thực hành nông nghiệp bền vững tiến sâu rộng hơn vào đời sống tại địa phương nói chung, các hộ nông dân và các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Hoàng Liên nói riêng.
Trần Ngọc Trúc Linh
Dự án IDEAS – Thắp sáng niềm hy vọng nơi vùng cao
Nền nông nghiệp vùng núi Tây Bắc luôn phải chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt, thất thường, mùa hè lũ lụt sạt lở, mùa đông giá rét, ẩm ướt. Đây là vùng có chế độ nước không ổn định: Mùa mưa thừa nước nhưng mùa khô lại thiếu nước gây áp lực nặng nề đời sống của cư dân và sản xuất nông nghiệp.
Về kinh tế, xã hội, đây là địa bàn cư trú của đông đảo dân tộc thiểu số, trong đó người Hmong chiếm đa số. Mật độ dân số khoảng 50-100 người / km2 nên rất hạn chế về thị trường và lao động. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp tại đây chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô hộ gia đình, diện tích đất sản xuất nhỏ hẹp dẫn đến những trăn trở về một mô hình tổng hợp để phát triển nông nghiệp và cải thiện cuộc sống.
Chính trong bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội này, một chương trình hợp tác phi tập trung giữa tỉnh Lào Cai và vùng Nouvelle-Aquitaine đã được thiết lập vào năm 2002, bao gồm cả Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong phạm vi hợp tác phát triển. Năm 2017, dự án IDEAS về Nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số dựa trên nông nghiệp bền vững đã được thành lập để hỗ trợ cộng đồng nông dân địa phương tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Giai đoạn I - Khởi nguồn của những giá trị bền vững
Với mục tiêu chung là cải thiện điều kiện sống của các gia đình dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên bằng cách cải thiện và đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong suốt 3 năm triển khai và thực hiên, dự án IDEAS đã bước đầu đạt được các muc tiêu cụ thể đề ra trong giai đoạn đầu:
Việc hỗ trợ trực tiếp các hộ sản xuất truyền thống và song song với đó là nâng cao năng lực cho cán bộ VQG Hoàng Liên đă góp phần cải thiện hệ thống canh tác nông nghiệp truyển thống, hiệu suất cây trồng và vật nuôi dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật canh tác sinh thái nông nghiệp, và từng bước tiếp cận những giá trị của nền nông nghiệp bền vững.
Sự hỗ trợ các mô hình cây ăn quả bản địa cùng với việc thí điểm, nhân rộng các mô hình mới như mật ong, giảo cổ lam hay nuôi nhím… đã mang các mặt hàng nông sản mới của các hộ nông dân được hỗ trợ ra thị trường. Điều này không chỉ giúp các hộ nông dân tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường nông sản địa phương góp phần cải thiện thu nhập mà còn đa dạng hóa nguồn cung nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn của nền nông nghiệp sinh thái.
Hơn thế nữa, với mục tiêu thành lập một thương hiệu riêng cho các nhóm sản xuất, hợp tác xã Hoàng Liên đã ra đời vào ngày 14 tháng 10 năm 2019 với sự tham gia của các gia đình nông dân đến từ 4 dân tộc: Hmông - Giáy - Dao - Tày, sống trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã và đang tăng cường các thực hành nông nghiệp sinh thái và thiết lập các hệ thống sản xuất bền vững. Kim chỉ nam hoạt động của HTX là tôn trọng các giá trị của thương mại công bằng thông qua việc tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ, xây dựng năng lực truyền thông và tiếp thị, cũng như sản xuất sản phẩm chất lượng và gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường. HTX đã và đang viết tiếp câu chuyện về cuộc hành trình và những khát khao mang những sản phẩm nông nghiệp bản địa chất lượng từ nông trại đến với người tiêu dùng.
Hiện tại, dự án IDEAS đã tiếp cận được 491 hộ nông dân và người dân ở 8 thôn thuộc 2 xã Hoàng Liên và Tả Van.
Giai đoạn II – Củng cố và phát triển
Giai đoạn II của dự án (2021-2023) trước hết sẽ tiếp tục kế thừa những kết quả nền móng của của giai đoạn I bao gồm việc tiếp tục cải thiện kỹ thuật canh tác sinh thái nông nghiệp đối với các mô hình truyền thông, đồng thởi bổ sung 4 mô hình sản xuất vào trang trại nhằm đa dạng hóa liên tục các hệ thống sản xuất của địa phương nói chung và các hộ hưởng lợi nói riêng, tận dụng tối đa thế mạnh của vùng trong quá trình phát triển nông sản bản địa.
Bên cạnh đó, dự án sẽ triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2: Thứ nhất là tiếp tục củng cố năng lực kỹ thuật và quản lý tư vấn trang trại cho cán bộ và đối tác dự án, song song với việc chuyên môn hóa các hoạt động nông nghiệp cho các hộ nông dân, đẩy mạnh nâng cao chuyên môn và nhân rộng các thực hành nông nghiệp sinh thái.
Thứ hai là xây dựng và củng cố năng lực cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho các nông hộ thông qua hợp tác xã Hoàng Liên và các nhóm sản xuất nhằm mang đến sự hỗ trợ tối ưu cho các nông hộ hưởng lợi, giảm thiểu chi phí phát sinh và đáp ứng nhu cầu đa dạng của các hộ sản xuất tại địa phương và người tiêu dùng.
Để hoàn thiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, dự án cũng sẽ thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc phổ cập tiếng việt, phổ cập văn hóa đến với các thôn xã còn gặp nhiều khó khăn.
Phát biểu vắng mặt của ông Laurent FAGES - Điều phối Chương trình Hợp tác phi tập trung giữa vùng Nouvelle Aquitaine và tỉnh Lào Cai và Thừa Thiên Huế. Theo ông, dự án IDEAS là dự án nông nghiệp, cho nên điều tích cực là thời gian thực hiện còn dài và chính vì vậy dự án vẫn có thể theo dõi các hoạt động và trên hết là nhận sự tín nhiệm của dân địa phương.
Hơn nữa, dự án Ideas đã được nhận sự hỗ trợ tích cực của các đối tác là Vườn quốc gia Hoàng Liên cùng với vùng Nouvelle Aquitaine và Cơ quan phát triển Pháp, với tất cả những nội lực đó, theo ông, dự án chắc chắn sẽ thành công.
“Dự án IDEAS là 1 dự án trung hạn về chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, đặc biệt hơn khi sự chuyển đổi này lại diễn ra trong điều kiện của các địa phương hẻo lánh miền núi phía Bắc với nhiều hạn chế, đặc biệt là rào cản ngôn ngữ và những phương thức canh tác truyền thống còn manh mún, nhỏ lẻ. Giai đoạn 2 này chúng tôi hi vọng có thể tạo ra sự kết nối sâu rộng giữa bà con nông dân với các nhân tố về thể chế, xã hội, kinh tế, kĩ thuật tại địa phương, nhằm phát triển một hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân” – Ông Lê Huy Công, điều phối viên dự án IDEAS nhận định.
Dự án IDEAS giai đoạn II sẽ tiếp tục được tài trợ và đồng hành bởi Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Vùng Nouvelle Aquitaine (RNA), tỉnh Lào Cai và VQG Hoàng Liên hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa các hộ nông dân có nhu cầu, nâng cao năng lực kĩ thuật và chuyên môn của các bên liên quan, mang nền nông nghiệp sinh thái cùng các thực hành nông nghiệp bền vững tiến sâu rộng hơn vào đời sống tại địa phương nói chung, các hộ nông dân và các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Hoàng Liên nói riêng.
Trần Ngọc Trúc Linh