Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra.
Tại Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 1 năm 2021, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với vấn đề môi trường trong bối cảnh mới như: “Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết đại hội Đảng Bộ TN&MT lần thứ III; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đang còn hiệu lực và trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2021 của ngành TN&MT. Ngành TN&MT đã xây dựng kế hoạch đề ra một số nội dung chủ yếu và trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025.
Trong đó ngành đặt ra 5 mục tiêu cụ thê là:Xây dựng hoàn thiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược về quản lý tài nguyên và môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực; Điều tra đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng, hoàn thành cơ bản các hạ tầng phục vụ quản lý thông minh, từng bước hiện đại hóa ngành, thực hiện thành công việc chuyển đổi số, xây dựng dựng chính phủ điện tử.
Một số chỉ tiêu cụ thể đặt về quản lý tài nguyên: Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng. Bảo đảm 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; 80% diện tích vùng biển và hải đảo được bay đo từ trọng lực tỷ lệ 1:250.000; 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1/100.000; Quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Bảo đảm 80% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát duy trì dòng chảy tối thiểu hạ du hồ chứa; 70% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 13% trên tổng cung năng lượng sơ cấp; đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0-7,0% tổng tiêu thụ năng lượng.
Về bảo vệ môi trường: 100% xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom; 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, xử lý; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp...;100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung; 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường; Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đến năm cuối kỳ của dân cư thành thị đạt 95%; Tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm cuối kỳ của dân cư nông thôn đạt 90%; Hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi toàn quốc; Bảo đảm độ che phủ rừng được duy trì ở mức 42%; 13 khu đất ngập nước Ramsar được thành lập và công nhận. 12 khu dự trữ sinh quyển được công nhận. Gia tăng diện tích các khu đất ngập nước quan trọng được bảo vệ (tăng khoảng 30% so với hiện nay); tối thiểu có thêm 10 loài nguy cấp được đưa vào chương trình bảo vệ.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu: Bảo đảm 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Hoàn thành cơ bản việc khoanh vùng, lập bản đồ nguy cơ tai biến như sạt lở, lũ ống, lũ quét tại các khu vực, công trình trọng điểm, đông dân cư, ngập lụt, xâm nhập mặn khu vực miền núi, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển; Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản thông thường (BAU).
Giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung là: Xây dựng đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tạo đột phá để quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên cho phát triển, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt, công bố các Quy hoạch về TN&MT, trong đó các quy hoạch cấp quốc gia hoàn thành trong năm 2022; Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong đó Về quản lý đất đai Tăng cường quản lý quy hoạch, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin của người dân; Triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển, tăng cường nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về biển;Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; Thực hiện thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản trên phạm vi toàn quốc.
Tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn; Hiện đại hóa, tăng dày mạng lưới khí tượng thủy văn, trạm ra ra, mạng lưới quan trắc, hệ thống đo mưa,…phân tích, dự báo thời tiết, cảnh bảo thiên tai nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; Tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, quản lý thông minh...
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường
Tại Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 1 năm 2021, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với vấn đề môi trường trong bối cảnh mới như: “Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết đại hội Đảng Bộ TN&MT lần thứ III; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đang còn hiệu lực và trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2021 của ngành TN&MT. Ngành TN&MT đã xây dựng kế hoạch đề ra một số nội dung chủ yếu và trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025.
Trong đó ngành đặt ra 5 mục tiêu cụ thê là:Xây dựng hoàn thiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược về quản lý tài nguyên và môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực; Điều tra đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng, hoàn thành cơ bản các hạ tầng phục vụ quản lý thông minh, từng bước hiện đại hóa ngành, thực hiện thành công việc chuyển đổi số, xây dựng dựng chính phủ điện tử.
Một số chỉ tiêu cụ thể đặt về quản lý tài nguyên: Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng. Bảo đảm 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; 80% diện tích vùng biển và hải đảo được bay đo từ trọng lực tỷ lệ 1:250.000; 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1/100.000; Quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Bảo đảm 80% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát duy trì dòng chảy tối thiểu hạ du hồ chứa; 70% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 13% trên tổng cung năng lượng sơ cấp; đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0-7,0% tổng tiêu thụ năng lượng.
Về bảo vệ môi trường: 100% xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom; 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, xử lý; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp...;100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung; 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường; Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đến năm cuối kỳ của dân cư thành thị đạt 95%; Tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm cuối kỳ của dân cư nông thôn đạt 90%; Hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi toàn quốc; Bảo đảm độ che phủ rừng được duy trì ở mức 42%; 13 khu đất ngập nước Ramsar được thành lập và công nhận. 12 khu dự trữ sinh quyển được công nhận. Gia tăng diện tích các khu đất ngập nước quan trọng được bảo vệ (tăng khoảng 30% so với hiện nay); tối thiểu có thêm 10 loài nguy cấp được đưa vào chương trình bảo vệ.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu: Bảo đảm 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Hoàn thành cơ bản việc khoanh vùng, lập bản đồ nguy cơ tai biến như sạt lở, lũ ống, lũ quét tại các khu vực, công trình trọng điểm, đông dân cư, ngập lụt, xâm nhập mặn khu vực miền núi, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển; Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản thông thường (BAU).
Giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung là: Xây dựng đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tạo đột phá để quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên cho phát triển, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt, công bố các Quy hoạch về TN&MT, trong đó các quy hoạch cấp quốc gia hoàn thành trong năm 2022; Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong đó Về quản lý đất đai Tăng cường quản lý quy hoạch, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin của người dân; Triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển, tăng cường nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về biển;Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; Thực hiện thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản trên phạm vi toàn quốc.
Tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn; Hiện đại hóa, tăng dày mạng lưới khí tượng thủy văn, trạm ra ra, mạng lưới quan trắc, hệ thống đo mưa,…phân tích, dự báo thời tiết, cảnh bảo thiên tai nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; Tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, quản lý thông minh...
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường