Tin tức - Sự kiện

Hội nghị lần thứ 12 của nhóm công tác ASEAN về Giáo dục môi trường

17:09, 23/07/2020
Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Hội nghị lần thứ 12 của nhóm công tác ASEAN về Giáo dục môi trường được tổ chức trực tuyến.

Về phía Việt Nam có Ông Nguyễn Việt Dũng- Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường- Bộ TNMT– Trưởng nhóm Công tác ASEAN về giáo dục môi trường; Ông Nguyễn Minh Cường- Phó vụ trưởng- Vụ hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ- Tổng cục Môi trường và các đại diện của các nhóm công tác ASEAN về Giáo dục Môi trường, các đối tác cấp Bộ có liên quan tới SCP và SDGs ở các quốc gia ASEAN, Ban thư ký ASEAN, đại diện Quỹ Hanns Seidel, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia…
 
1

Mục đích của Hội nghị là nhằm tăng cường năng lực cho người làm chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững để tìm kiếm giải pháp giảm thiểu nguy cơ môi trường và cạn kiệt về sinh thái, hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững. Các chính sách sẽ cần tập trung đặc biệt vào nhiều vấn đề bao gồm vai trò của giáo dục, công nghệ thích hợp, quan hệ đối tác đa phương, sự tham gia của cộng đồng, nguồn lực bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, liên đới trách nhiệm xã hội, và các mô hình kinh doanh xanh, kinh tế tuần hoàn giữa những yếu tố khác.
 
2

Tại Hội nghị, Ban thư ký ASEAN đã Nêu những Nội dung chính liên quan của các Cuộc họp ASEAN và các sự kiện liên quan, những kế hoạch hành động về giáo dục môi trường như: Giải thưởng môi trường sinh thái ASEAN, đẩy mạnh các Chương trình trường học sinh thái ASEAN thông qua cộng tác với Chương trình Chương trình thành phố môi trường bền vững (ESC), để xuất những Modules học tập, giảng dạy trong khu vực về biến đổi khí hậu và môi trường. Philippines cũng đã đưa ra những Đề xuất đánh giá cơ bản về giáo dục môi trường (EE) và nội dung giáo dục cho phát triển bền vững (ESD) trong chương trình giảng dạy quốc gia của các nước ASEAN.
3

Ngoài ra, Thái Lan, Philippin, Malaysia cũng đa đưa ra một số đề xuất về Chương trình Giáo dục xanh ở các nước ASEAN, các trường học  ASEAN sinh thái, thân thiện và bền vững, Hội thảo ASEAN về giáo dục xanh hướng tới giáo dục môi trường năm 2020/2021. Mạng lưới trường học sinh thái cũng được xem xét và hoàn thiện cho các hướng dẫn hiện hành của ASEAN về trường học sinh thái 2020/2023.

Trong lời phát biểu khai mạc, Bà Martinah Binti Haji Tamit bày tỏ mong muốn được cập nhật về các hoạt động liên quan đến việc triển khai Kế hoạch hành động AWGEE cũng như tiến độ của tất cả các dự án, từ những dự án đang được triển khai tốt như Chương trình trường học sinh thái ASEAN đến các hoạt động truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng trong khu vực (CEPA), hay Diễn đàn Môi trường thanh niên ASEAN Cộng Ba, dự án Giải thưởng nhà vô địch sinh thái thanh niên ASEAN (AYECA), Chương trình giáo dục Đại học Xanh ASEAN. Bên cạnh đó, Bà cũng nhấn mạnh AWGEE muốn có cơ hội khai thác và thảo luận về các mối quan hệ hợp tác tiềm năng với các đối tác, bao gồm Quỹ Hanns Seidel (HSF), UNEP và Chính phủ Nhật Bản.

Hội nghị đã thảo luận và nhất trí về kế hoạch triển khai tiếp theo của các đề xuất về:

(i) Mô-đun học tập, giảng dạy về môi trường và biến đổi khí hậu trong Khu vực;

(ii) Đánh giá cơ bản về giáo dục môi trường (EE) và giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD). Nội dung trong Chương trình quốc gia của AMS;

(iii) Chương trình giáo dục Đại học Xanh ASEAN (Tăng cường mạng lưới trường học sinh thái trong khu vực và mở rộng quy mô từ thành công đã đạt được);

(iv) Đẩy mạnh Chương trình trường học sinh thái ASEAN bằng quy chế giải thưởng và thông qua mô hình hợp tác với Chương trình thành phố bền vững về môi trường (ESC).

Một số sáng kiến thuộc lĩnh vực truyền thông, giáo dục và nhận thức cộng đồng trong Khu vực (CEPA) cũng được cập nhật tiến độ triển khai tại Hội nghị, cụ thể: Diễn đàn Môi trường thanh niên ASEAN Cộng Ba (AYEF); Chương trình Giải thưởng thanh niên sinh thái ASEAN; Cơ sở dữ liệu kiểm kê giáo dục môi trường ASEAN (AEEID).

Bên cạnh những nội dung nêu trên, sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng là nội dung quan trọng của AWGEE. Tài liệu hướng dẫn về các Cuộc họp Xanh (hỗ trợ AMS trong việc tổ chức các cuộc họp liên quan đến ASEAN một cách hiệu quả và có trách nhiệm với môi trường) được khuyến khích AMS sử dụng cho các cuộc họp trong tương lai, đặc biệt là các cuộc họp trong lĩnh vực môi trường.

Cũng tại Hội nghị, các quốc gia thành viên ASEAN bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động giáo dục môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững, nâng cao nhận thức về ô nhiễm tại các vùng biển, hợp tác trong mạng lưới các trường Đại học ASEAN, và các hoạt động liên quan đến kế hoạch giáo dục giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch giáo dục ASEAN về thanh niên giai đoạn 2016-2020. AMS cũng đưa ra những sáng kiến, đề xuất tiềm năng hợp tác với các đối tác như: Quỹ Hanns Seidel trong việc hỗ trợ AWGEE phát triển các chỉ số của Kế hoạch hành động AWGEE; Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) trong lĩnh vực giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các giá trị đa dạng sinh học.

Hội nghị cũng đã tổng kết và ghi nhận các kết quả đạt được của một số nội dung khác, cụ thể: Hội nghị bàn tròn Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 14 về bền vững Tiêu thụ và Sản xuất ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APRSCP); Diễn đàn Lãnh đạo Môi trường Trẻ; Khái niệm về quản lý tri thức và chiến lược truyền thông cho hợp tác ASEAN về môi trường. 

Trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp việc tổ chức Hội nghị trực tuyến là một giải pháp phù hợp với thực tiễn. Hội nghị đã đạt được thống nhất cao đối với công tác giáo dục môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững, nâng cao nhận thức về ô nhiễm tại các vùng biển.
 
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường