Quản lý đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện các dự thảo Nghị định: sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đã được giao đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án; chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy mạnh việc chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất; thực hiện việc đấu giá đất công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại. Hoàn thiện đề án đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các xã biên giới đất liền. Chỉ đạo các địa phương quyết liệt triển khai hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc giới, đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp đối với phần đất giữ lại.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của 2,64% diện tích còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận. Đưa vào vận hành, quản lý khai thác, sử dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai của 182/713 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 47 tỉnh/thành phố; 22.674.662 thửa đất và 11.695.270 hồ sơ, được nhập vào CSDL đất đai để quản lý, kết nối liên thông với cơ quan thuế, rút ngắn 1/3-1/2 thời gian thực hiện thủ tục đất đai.
Tăng cường triển khai thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và dịch vụ chuyển phát hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai từ Văn phòng đăng ký đất đai đến các chi nhánh. Ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của địa phương. Đến nay, các địa phương đã cơ bản ban hành bảng giá đất theo khung giá đất quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP.
Tổ chức thực hiện thẩm tra Khung Chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Đôn đốc 63 tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh, thành phố (96% số xã đã triển khai). 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Dự án kiểm kê. Tổng kinh phí của các địa phương là 1.039,0 tỷ đồng, kinh phí thực hiện tại Trung ương là 24,82 tỷ đồng.
Bảo vệ môi trường
Hoàn thiện Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.
Đôn đốc địa phương xử lý các vụ việc, điểm nóng môi trường; xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là tại các lưu vực sông. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận.
Trong 6 tháng đầu năm, tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động20. Triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc ở các nguồn thải lớn kết nối trực tuyến với các Sở TN&MT và Bộ TN&MT. Thực hiện việc công bố thông tin chất lượng môi trường, trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử…; triển khai ứng dụng Envisoft trên thiết bị di động để công bố thông tin trực tuyến về chất lượng môi trường không khí trên phạm vi toàn quốc cho cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, Bộ đã thực hiện phê duyệt 1 báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; 167 báo cáo đánh giá tác động môi trường; 8 báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho 25 dự án; 4 phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; cấp 40 Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, 39 Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, 22 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường. Tínhđến ngày 18/06/2020, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã nhận được tổng số 1.521 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường, trong đó có 1.005 vụ việc đã được xử lý và còn lại 516 vụ việc các địa phương đang xử lý
Quản lý thích hợp, khắc phục khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước
Tập trung sửa đổi bổ sung Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của một số đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn và phục vụ cấp nước cho đô thị. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các dòng sông lớn. Thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên từng lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du.
Cung cấp các kết quả điều tra, khảo sát nguồn nước ngầm để các địa phương khai thác giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn mặn. Tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất. Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã thực hiện phê duyệt, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với 609 hồ sơ, với số tiền trên 9.519 tỷ đồng; cấp 73 giấy phép tài nguyên nước các loại.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 04/12/2019. Lập Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San, Srêpok, Cửu Long thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc.
Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện các dự thảo Nghị định: sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đã được giao đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án; chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy mạnh việc chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất; thực hiện việc đấu giá đất công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại. Hoàn thiện đề án đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các xã biên giới đất liền. Chỉ đạo các địa phương quyết liệt triển khai hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc giới, đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp đối với phần đất giữ lại.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của 2,64% diện tích còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận. Đưa vào vận hành, quản lý khai thác, sử dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai của 182/713 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 47 tỉnh/thành phố; 22.674.662 thửa đất và 11.695.270 hồ sơ, được nhập vào CSDL đất đai để quản lý, kết nối liên thông với cơ quan thuế, rút ngắn 1/3-1/2 thời gian thực hiện thủ tục đất đai.
Tăng cường triển khai thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và dịch vụ chuyển phát hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai từ Văn phòng đăng ký đất đai đến các chi nhánh. Ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của địa phương. Đến nay, các địa phương đã cơ bản ban hành bảng giá đất theo khung giá đất quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP.
Tổ chức thực hiện thẩm tra Khung Chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Đôn đốc 63 tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh, thành phố (96% số xã đã triển khai). 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Dự án kiểm kê. Tổng kinh phí của các địa phương là 1.039,0 tỷ đồng, kinh phí thực hiện tại Trung ương là 24,82 tỷ đồng.
Bảo vệ môi trường
Hoàn thiện Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.
Đôn đốc địa phương xử lý các vụ việc, điểm nóng môi trường; xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là tại các lưu vực sông. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận.
Trong 6 tháng đầu năm, tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động20. Triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc ở các nguồn thải lớn kết nối trực tuyến với các Sở TN&MT và Bộ TN&MT. Thực hiện việc công bố thông tin chất lượng môi trường, trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử…; triển khai ứng dụng Envisoft trên thiết bị di động để công bố thông tin trực tuyến về chất lượng môi trường không khí trên phạm vi toàn quốc cho cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, Bộ đã thực hiện phê duyệt 1 báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; 167 báo cáo đánh giá tác động môi trường; 8 báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho 25 dự án; 4 phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; cấp 40 Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, 39 Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, 22 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường. Tínhđến ngày 18/06/2020, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã nhận được tổng số 1.521 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường, trong đó có 1.005 vụ việc đã được xử lý và còn lại 516 vụ việc các địa phương đang xử lý
Quản lý thích hợp, khắc phục khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước
Tập trung sửa đổi bổ sung Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của một số đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn và phục vụ cấp nước cho đô thị. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các dòng sông lớn. Thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên từng lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du.
Cung cấp các kết quả điều tra, khảo sát nguồn nước ngầm để các địa phương khai thác giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn mặn. Tập trung triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất. Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã thực hiện phê duyệt, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với 609 hồ sơ, với số tiền trên 9.519 tỷ đồng; cấp 73 giấy phép tài nguyên nước các loại.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 04/12/2019. Lập Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San, Srêpok, Cửu Long thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc.
Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường