Tin tức - Sự kiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo thường kỳ Quý II năm 2020

14:09, 20/07/2020
Sáng ngày 20 tháng 7, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo thường kỳ Quý II năm 2020. Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì buổi họp báo. Tham dự họp báo có gần 100 phóng viên tới từ hơn 50 cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, Thứ trưởng Lê Công Thành cảm ơn sự đồng hành của các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí trong việc phối hợp Bộ TN&MT tuyên truyền về những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước của Bộ tới cộng đồng và nhân dân trên cả nước.
1
Thứ trưởng Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại Họp báo

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết “Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn để kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bứt phá”

Tại họp báo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp cho các phóng viên các nội dung trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước của Bộ trong 06 tháng đầu năm cũng như kế hoạch, chương trình công tác 06 tháng cuối năm; Diễn biến khí tượng thủy văn 6 tháng đầu năm 2020 và nhận định xu thế tình hình khí tượng thủy văn thời gian tới”; nội dung về “Công tác quản lý, đánh giá tác động môi trường tại các khu dự trữ snh quyển hiện nay”; và công tác Cảnh báo sớm và chủ động công tác điều tiết nguồn nước cấp cho hạ du dòng chính trên các lưu vực sông trong điều kiện hạn hán, thiếu nước.
 
2
Ông Mai Văn Khiêm, GIám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu tại Họp báo

Báo cáo tại họp báo Ông Mai Văn Khiêm, GIám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: “Từ tháng 7-9/2020 bão và áp thấp nhiệt đới gia tăng hoạt động trên khu vực biển Đông và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Nắng nóng còn xảy ra ở Bắc Bộ trong tháng 7/2020 và từ tháng 7-8/2020 ở khu vực Bắc và trung Trung Bộ”
Đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc xoáy trên phạm vi toàn quốc; gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ tháng 7-8/2020 ở vùng biển phía Nam Biển Đông.


Tại họp báo Ông Hoàng Văn Thức đã báo cáo về “Công tác quản lý, đánh giá tác động môi trường tại các khu dự trữ snh quyển hiện nay”.
3
Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu tại họp báo

Theo Ông Thức: “Công tác quản lý bảo tồn trong vùng lõi của khu DTSQ có nhiều thuận lợi vì Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật khá đồng bộ. Về luật pháp, Việt Nam đã ban hành Luật ĐDSH (2008), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017); Luật Bảo vệ môi trường (2014). Về chiến lược, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về ĐDSH (2013), Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (2014), Chiến lược Quản lý hệ thống rừng đặc dụng và khu bảo tồn (2014), Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (2007). Ở cấp độ cao hơn, Việt Nam cũng đã ban hành Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Những chiến lược này đều có những hợp phần liên quan tới bảo tồn ĐDSH, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, một thách thức đặt ra là hiện nay là thực thể “Khu dự trữ sinh quyển” không được đề cập trong những chính sách quan trọng như là một thể thống nhất và vì thế cũng không được quản lý một cách chính thống của hệ thống cơ quan quản lý của Việt Nam, mà chỉ được đề cập như là một hợp phần của khu DTSQ là vùng lõi (VQG/KBT). Hiện tại, khái niệm khu DTSQ vẫn còn chưa có trong hệ thống quy phạm pháp luật quản lý quốc gia hiện hành. Đồng thời, vẫn chưa có chính sách quản lý thống nhất đối với khu DTSQ từ cấp trung ương đến địa phương. Thậm chí, các hướng dẫn về các quy định chung đối với quản lý khu DTSQ vẫn còn đang rất thiếu. Mặc dù theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 04/4/2017 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT.
Theo đó, Bộ TN&MT được giao nhiệm vụ làm đầu mối quốc gia, nhằm chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu DTSQ thế giới (Điều 2, mục 10, khoản l). Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể về khu DTSQ được ban hành, đặc biệt liên quan tới việc tổ chức quản lý thống nhất các khu DTSQ ở Việt Nam cũng như định hướng cụ thể bằng văn bản cho sự phát triển hệ thống này trong tương lai.”
Đối với Quy định về đánh giá tác động môi trường tại các khu dự trữ sinh quyển, Ông Thức cho biết: Căn cứ theo quy định tại mục 2, Phụ lục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT quy định các dự án có sử dụng đất hoặc mặt nước của khu DTSQ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý bảo vệ khu DTSQ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các dự án thuộc cột 5 Phụ lục II nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển) thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 Như vậy đã có các quy định cụ thể đối tượng phải đánh giá tác động môi trường đối với dự án có sử dụng đất, mặt nước của khu DTSQ. Tuy nhiên, các Dự án lớn mặc dù nằm ngoài phạm vi khu DTSQ nhưng có thể có những tác động đến khu DTSQ thì trong quá trình xem xét, đánh giá tác động môi trường cũng có xem xét, đánh giá ảnh hưởng của Dự án tới khu DTSQ trên nguyên tắc cơ bản sau:
- Thực hiện Dự án để phát triển kinh tế nhưng phải giữ được khu DTSQ.
- Phải có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường phù hợp nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với khu DTSQ.


Tại Họp báo Ông Châu Trần Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước đã báo cáo về công tác Cảnh báo sớm và chủ động công tác điều tiết nguồn nước cấp cho hạ du dòng chính trên các lưu vực sông trong điều kiện hạn hán, thiếu nước
 
4
Ông Châu Trần Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước phát biểu tại Họp báo

Ông Vĩnh cho biết: "Trong thời gian từ đầu mùa cạn đến nay lượng dòng chảy trên các sông, suối đều sụt giảm và thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-55%, một số sông thấp hơn 80%. Đến nay, các hồ chứa lớn, quan trọng trong 11 quy trình thì về tổng thể tổng lượng nước còn lại của các hồ chứa còn có khả năng điều tiết để cấp nước trong các tháng còn lại của mùa cạn.
Đối với các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ, vào đầu mùa thì về cơ bản trên phạm vi cả nước, tỷ lệ các hồ chứa đã tích đầy nước và đạt mực nước thiết kế, chiếm khoảng 20-30% tùy từng khu vực, khoảng 50-60% các hồ còn lại tích được khoảng trên 75% dung tích thiết kế. Tuy nhiên, ở các vùng vẫn còn nhiều hồ vừa và lớn tích được lượng nước không đáng kể, tỷ lệ tích từ 6-51% tùy từng vùng, thậm chí có hồ chỉ tích được 6-9% dung tích thiết kế.
Theo dự báo thì các tháng tiếp theo, lượng dòng chảy trên các sông có thể sẽ được cải thiện hơn, tuy nhiên lượng nước thiếu hụt ở nhiều sông vẫn thấp hơn TBNN từ 25-80%, thậm chí một số sông trên 85%. Vì vậy, với thực trạng nguồn nước ở thời điểm hiện tại và theo dự báo thì nguy cơ tiếp tục xảy ra thiếu nước và trên diện rộng là rất cao, đặc biệt là đang ở thời kỳ nắng nóng.


Tại Họp báo các phóng viên dành nhiều thời gian để trao đổi, hỏi đáp về các nội dung trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua, trong đó có nhiều ý kiến, câu hỏi của các phóng viên xoay quanh công tác đánh giá tác động môi trường của dự án đô thị sinh thái tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp thông tin đầy đủ, thắng thắn cho các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên trực tiếp tại họp báo.
 
6
 
7
Toàn cảnh họp bao

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành cảm ơn sự quan tâm của các cơ quan thông tấn, báo chí đối với các lĩnh vực mà Bộ TN&MT quản lý. Thứ trưởng hi vọng, thời gian tới sự hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan thông tấn, báo chí với Bộ TN&MT sẽ tiếp tục được củng cố hơn nữa nhằm tăng cường hiều lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước của Bộ cũng như cung cấp kịp thời các thông tin tới cộng đồng, người dân trên cả nước.

Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường