Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2020, là “Hành động vì thiên nhiên”, Liên hiệp quốc kêu gọi chúng ta hành động khẩn cấp để bảo vệ sự Đa dạng sinh học, vì ĐDSH cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ sự sống trên Trái đất và sự phát triển của loài người.
Những năm qua, hàng triệu loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người. Con người hiện tại cần suy nghĩ lại về những tác động của phát triển kinh tế với những vấn đề môi trường. Giải quyết vấn đề môi trường cũng cấp thiết như đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ngày Môi trường thế giới năm nay, Colombia đăng cai với Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức sự kiện này. Colombia là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều loài đặc hữu, 3500 loài lan và chiếm 19% loài chim toàn cầu. Chính phủ Colombia coi bảo tồn đa dạng sinh học là ưu tiên quốc gia.
Các nguyên nhân gây mất Đa dạng sinh học
Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), có 5 nguyên nhân chính gây mất Đa dạng sinh học do hoạt động của con người: thay đổi nhu cầu sử dụng đất, khai thác quá mức động thực vật hoang dã, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại.
Thay đổi sử dụng đất: Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và tài nguyên con người đã thúc đẩy nạn phá rừng, thay đổi mô hình sử dụng đất và phá hủy môi trường sống tự nhiên trên toàn cầu. Hiện nay, một phần ba diện tích đất mặt của thế giới đang bị suy thoái do axit hóa, ô nhiễm và các hoạt động sử dụng và quản lý đất không bền vững.
Khai thác quá mức động thực vật: Việc con người đang khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, bao gồm đánh bắt cá, khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp, đang đe dọa sự tồn tại của các sinh vật lớn nhỏ. Từ những loài động vật hoang dã mang tính biểu tượng như tê tê, đang bị buôn bán bất hợp pháp và phổ biến nhất trên toàn cầu, đến những loài như cá tầm beluga đang bị khai thác để làm trứng muối.
Nghèo đói có thể buộc mọi người tham gia vào các hoạt động như săn bắt trộm và khai thác gỗ bất hợp pháp, cùng với việc phát triển thiếu bền vững đang đe dọa sinh cảnh của các loài động vật hoang dã.
Biến đổi khí hậu: Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến mất và suy thoái môi trường sống. Ví dụ, nước biển nóng lên khiến băng tan; bảo tồn các tảng băng giúp duy trì sinh cảnh cho các loài gấu bắc cực, hải cẩu, các rạn san hô. Ước tính đến năm 2050, một phần sáu loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng nếu xu hướng nóng lên toàn cầu tiếp tục như hiện nay.
Ô nhiễm môi trường: Đây là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, tàn phá môi trường sống cả ở nước ngọt và đại dương. Hiện nay có khoảng 5 nghìn tỷ mảnh vi hạt nhựa, chiếm tới 60 - 90% các mảnh vụn trong đại dương.
Chất thải ảnh hưởng đến động thực vật, trong khi phân bón, thuốc trừ sâu và các các loại hóa chất độc hại khác ảnh hưởng đến các loài thụ phấn như ong và dơi - là những sinh vật thiên địch tự nhiên.
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại: Loài này đe dọa Đa dạng sinh học bằng cách ký sinh hoặc canh tranh về nơi ở, thay đổi môi trường sống, lai tạo và gây bệnh cho loài bản địa. Toàn cầu hóa làm gia tăng sự dịch chuyển các loài vượt ra ngoài phạm vi tự nhiên vốn có thông qua các hoạt động du lịch, thương mại... làm phá vỡ hệ sinh thái bản địa và môi trường sống của sinh vật.
Chúng ta có thể ngăn chặn sự mất Đa dạng sinh học bằng cách thay đổi cách thức sản xuất, tiêu dùng sản phẩm và sử dụng tài nguyên; những biện pháp môi trường mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm sẽ giúp thay đổi hành vi của con
COVID-19 là lời nhắc nhở nghiêm khắc
Ngày Môi trường thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tiến hành cách ly xã hội, nhiều người đang phải làm việc ở nhà. Đó cũng là cơ hội để chúng ta suy nghĩ về những gì đã xảy ra đối với con người và môi trường.
Dại dịch COVID-19 nhắc nhở rằng sức khỏe của con người có liên quan đến sức khỏe của hành tinh trái đất. Virus corona là hợp tử, có nghĩa là chúng lây truyền giữa động vật và con người, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loại virus tương tự đang có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 60% các bệnh truyền nhiễm được biết đến ở người có nguồn gốc từ động vật (zoonotic), trong đó 75% trong số đó là những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, nếu chúng ta không thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã, trong tương lai con người sẽ phải đối mắt với nhiều nguy cơ bùng phát các loại virus mới. Do vậy, để ngăn chặn sự gia tăng của các đại dịch mới, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái và động vật hoang dã, bằng cách ngăn chặn việc mất môi trường sống, buôn bán bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Ngày Môi trường thế giới năm nay, Liên hiệp quốc kêu gọi mọi người dân trên toàn cầu, yêu cầu Chính phủ các nước thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, chấm dứt ô nhiễm và thực hiện nghiêm các quy định của Luật môi trường. Các công ty, các nhà sản xuất cần phát triển chuỗi cung ứng bền vững, sản xuất không gây hại cho môi trường. Người dân và các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái. Người tiêu dùng nên suy nghĩ lại về cách thức tiêu thụ và thải bỏ đồ dùng, sản phẩm,... Cùng nhau hành động, chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh không chỉ để duy trì sự sống mà còn sống hòa thuận với thiên nhiên.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Những năm qua, hàng triệu loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người. Con người hiện tại cần suy nghĩ lại về những tác động của phát triển kinh tế với những vấn đề môi trường. Giải quyết vấn đề môi trường cũng cấp thiết như đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ngày Môi trường thế giới năm nay, Colombia đăng cai với Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức sự kiện này. Colombia là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều loài đặc hữu, 3500 loài lan và chiếm 19% loài chim toàn cầu. Chính phủ Colombia coi bảo tồn đa dạng sinh học là ưu tiên quốc gia.
Đa dạng sinh học là nền tảng của sự sống (Ảnh: commentfaireca.fr)
Các nguyên nhân gây mất Đa dạng sinh học
Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), có 5 nguyên nhân chính gây mất Đa dạng sinh học do hoạt động của con người: thay đổi nhu cầu sử dụng đất, khai thác quá mức động thực vật hoang dã, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại.
Thay đổi sử dụng đất: Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và tài nguyên con người đã thúc đẩy nạn phá rừng, thay đổi mô hình sử dụng đất và phá hủy môi trường sống tự nhiên trên toàn cầu. Hiện nay, một phần ba diện tích đất mặt của thế giới đang bị suy thoái do axit hóa, ô nhiễm và các hoạt động sử dụng và quản lý đất không bền vững.
Khai thác quá mức động thực vật: Việc con người đang khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, bao gồm đánh bắt cá, khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp, đang đe dọa sự tồn tại của các sinh vật lớn nhỏ. Từ những loài động vật hoang dã mang tính biểu tượng như tê tê, đang bị buôn bán bất hợp pháp và phổ biến nhất trên toàn cầu, đến những loài như cá tầm beluga đang bị khai thác để làm trứng muối.
Nghèo đói có thể buộc mọi người tham gia vào các hoạt động như săn bắt trộm và khai thác gỗ bất hợp pháp, cùng với việc phát triển thiếu bền vững đang đe dọa sinh cảnh của các loài động vật hoang dã.
Biến đổi khí hậu: Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến mất và suy thoái môi trường sống. Ví dụ, nước biển nóng lên khiến băng tan; bảo tồn các tảng băng giúp duy trì sinh cảnh cho các loài gấu bắc cực, hải cẩu, các rạn san hô. Ước tính đến năm 2050, một phần sáu loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng nếu xu hướng nóng lên toàn cầu tiếp tục như hiện nay.
Ô nhiễm môi trường: Đây là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, tàn phá môi trường sống cả ở nước ngọt và đại dương. Hiện nay có khoảng 5 nghìn tỷ mảnh vi hạt nhựa, chiếm tới 60 - 90% các mảnh vụn trong đại dương.
Chất thải ảnh hưởng đến động thực vật, trong khi phân bón, thuốc trừ sâu và các các loại hóa chất độc hại khác ảnh hưởng đến các loài thụ phấn như ong và dơi - là những sinh vật thiên địch tự nhiên.
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại: Loài này đe dọa Đa dạng sinh học bằng cách ký sinh hoặc canh tranh về nơi ở, thay đổi môi trường sống, lai tạo và gây bệnh cho loài bản địa. Toàn cầu hóa làm gia tăng sự dịch chuyển các loài vượt ra ngoài phạm vi tự nhiên vốn có thông qua các hoạt động du lịch, thương mại... làm phá vỡ hệ sinh thái bản địa và môi trường sống của sinh vật.
Chúng ta có thể ngăn chặn sự mất Đa dạng sinh học bằng cách thay đổi cách thức sản xuất, tiêu dùng sản phẩm và sử dụng tài nguyên; những biện pháp môi trường mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm sẽ giúp thay đổi hành vi của con
COVID-19 là lời nhắc nhở nghiêm khắc
Ngày Môi trường thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tiến hành cách ly xã hội, nhiều người đang phải làm việc ở nhà. Đó cũng là cơ hội để chúng ta suy nghĩ về những gì đã xảy ra đối với con người và môi trường.
Dại dịch COVID-19 nhắc nhở rằng sức khỏe của con người có liên quan đến sức khỏe của hành tinh trái đất. Virus corona là hợp tử, có nghĩa là chúng lây truyền giữa động vật và con người, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loại virus tương tự đang có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 60% các bệnh truyền nhiễm được biết đến ở người có nguồn gốc từ động vật (zoonotic), trong đó 75% trong số đó là những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, nếu chúng ta không thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã, trong tương lai con người sẽ phải đối mắt với nhiều nguy cơ bùng phát các loại virus mới. Do vậy, để ngăn chặn sự gia tăng của các đại dịch mới, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái và động vật hoang dã, bằng cách ngăn chặn việc mất môi trường sống, buôn bán bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Ngày Môi trường thế giới năm nay, Liên hiệp quốc kêu gọi mọi người dân trên toàn cầu, yêu cầu Chính phủ các nước thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, chấm dứt ô nhiễm và thực hiện nghiêm các quy định của Luật môi trường. Các công ty, các nhà sản xuất cần phát triển chuỗi cung ứng bền vững, sản xuất không gây hại cho môi trường. Người dân và các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái. Người tiêu dùng nên suy nghĩ lại về cách thức tiêu thụ và thải bỏ đồ dùng, sản phẩm,... Cùng nhau hành động, chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh không chỉ để duy trì sự sống mà còn sống hòa thuận với thiên nhiên.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường