Thập kỷ mới với đại dịch Covid-19, đã cướp đi sinh mạng của 200.000 người và hơn 3 triệu người nhiễm bệnh, tính đến 5/2020. Trong nhiều nghiên cứu về nguyên nhân đại dịch các nhà khoa học đã cảnh báo, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật sang con người có nguồn gốc từ động vật hoang dã, điển hình như: HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa, bệnh dại từ dơi xuất hiện ở vùng Amazon, vi rút Marburg ở châu Âu. Đặc biệt, dịch bệnh Covid 19 đang được xác định có nguồn gốc phát sinh từ động vật hoang dã. Liệu hiện thực này có giúp con người thay đổi, và dưng việc tiêu thụ động vật hoang dã?
Sự coi thường tự nhiên của con người
Sau khi đại dịch bùng phát, sự chú ý của thế giới đổ dồn vào tê tê – loài động vật hoang dã bị buôn bán nhiều nhất thế giới. Trong khoảng 1000 mẫu "hệ gene cộng đồng" (metagenome) của nhiều loài động vật hoang dã đã được lấy, riêng tỷ lệ dương tính với vi rút SARS-CoV-2 của tê tê lên đến 70%. Tiếp tục quan sát, các nhà nghiên cứu cho thấy, trình tự bộ gene của nó giống đến 99% so với chủng vi rút lây nhiễm sang người[1].
Nguyên nhân khiến những vi rút nguy hiểm bên trong động vật hoang dã lây lan sang con người chính là do việc săn bắt, giết mổ các loài động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu tiêu thụ dựa trên những đồn đoán về tác dụng đối với sức khỏe của các sản phẩm từ động vật hoang dã. Tại châu Á, Trung Quốc và Việt Nam được coi là những thị trường tiêu thụ động vật hoang dã lớn nhất, và tê tê là một trong những loài bị săn bắt, buôn bán nhiều nhất. Thực trạng này xuất phát từ niềm tin về vảy tê tê, thịt tê tê có thể chữa được bệnh và nâng cao sức khỏe mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định vảy tê tê có tác dụng chữa bệnh.
Có thể khẳng định, hành vi xâm phạm tự nhiên của con người không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái, môi trường mà còn trực tiếp tạo điều kiện cho những dịch bệnh bùng phát. Đại dịch Covid-19 là minh chứng cho thấy mối nguy hiểm chết người đến từ chính thái độ coi thường tự nhiên của con người.
Cùng tìm về giá trị của văn minh sinh thái
Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF), hơn 90% số người được khảo sát tại Đông Nam Á và Hongkong ủng hộ chính phủ đóng cửa các thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đáng chú ý, có đến 82% người được hỏi nói rằng họ sẽ không mua động vật hoang dã tại những khu chợ đó nữa.
Người dân đã nâng cao nhận thức nhờ dịch bệnh, nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên cũng có những động thái mạnh mẽ. Tổ chức WildAid, Global Wildlife Conservation và Wildlife Conservation Society (WCS) đã thành lập liên minh “Chấm dứt buôn bán động vật hoang dã" trên quy mô toàn cầu. Với mục tiêu, đạt 1 triệu chữ ký ủng hộ bản kiến nghị chấm dứt vĩnh viễn hoạt động thương mại động vật hoang dã. Liên minh, kêu gọi các chính phủ ban hành luật chấm dứt vĩnh viễn buôn bán, sử dụng động vật hoang dã và hỗ trợ chuyển sinh kế cho người dân đang nằm trong chuỗi cung ứng này.
Trung Quốc là nơi bùng phát dịch Covid-19 và là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ngày 24/2/2020, Trung Quốc đã ban hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc về việc nghiêm cấm hoàn toàn và xử lý nghiêm khắc các hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, loại bỏ thói quen xấu ăn quá nhiều loài động vật hoang dã, hỗ trợ an toàn sinh học và an toàn hệ sinh thái, bảo vệ người dân hiệu quả từ các rủi ro sức khỏe, đảm bảo tính mạng và sức khỏe của cộng đồng, củng cố cơ sở văn minh sinh thái và khuyến khích lối sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Australia từng kêu gọi các nước trong G20 đóng cửa các các khu chợ động vật hoang dã tươi sống vì nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này, David Littleproud cho rằng những khu chợ này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với nền nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, ngày 14 tháng 02 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 697/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép. Nội dung công văn này nêu ra nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người; ảnh hưởng của việc nuôi nhốt, tiêu thụ, buôn bán động vật hoang dã tới đa dạng sinh học và yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ đông vật hoang dã để trình Thủ tướng xem xét, ban hành.
Những nỗ lực ngăn chặn, buôn bán tiêu thụ động vật trên khắp thế giới đang diễn ra với mong muốn làm chậm tốc độ lây lan của đại dịch. Mặc dù Covid-19 khiến cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng đây cũng là cơ hội để con người nhìn lại cách mình hành xử với động vật hoang dã, với tự nhiên và có hành động đúng đắn để ngăn chặn những đại dịch bùng phát trong tương lai.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Sự coi thường tự nhiên của con người
Sau khi đại dịch bùng phát, sự chú ý của thế giới đổ dồn vào tê tê – loài động vật hoang dã bị buôn bán nhiều nhất thế giới. Trong khoảng 1000 mẫu "hệ gene cộng đồng" (metagenome) của nhiều loài động vật hoang dã đã được lấy, riêng tỷ lệ dương tính với vi rút SARS-CoV-2 của tê tê lên đến 70%. Tiếp tục quan sát, các nhà nghiên cứu cho thấy, trình tự bộ gene của nó giống đến 99% so với chủng vi rút lây nhiễm sang người[1].
Tê tê bị nghi ngờ là vật trung gian lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2
(Ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên – ENV)
(Ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên – ENV)
Nguyên nhân khiến những vi rút nguy hiểm bên trong động vật hoang dã lây lan sang con người chính là do việc săn bắt, giết mổ các loài động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu tiêu thụ dựa trên những đồn đoán về tác dụng đối với sức khỏe của các sản phẩm từ động vật hoang dã. Tại châu Á, Trung Quốc và Việt Nam được coi là những thị trường tiêu thụ động vật hoang dã lớn nhất, và tê tê là một trong những loài bị săn bắt, buôn bán nhiều nhất. Thực trạng này xuất phát từ niềm tin về vảy tê tê, thịt tê tê có thể chữa được bệnh và nâng cao sức khỏe mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định vảy tê tê có tác dụng chữa bệnh.
Có thể khẳng định, hành vi xâm phạm tự nhiên của con người không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái, môi trường mà còn trực tiếp tạo điều kiện cho những dịch bệnh bùng phát. Đại dịch Covid-19 là minh chứng cho thấy mối nguy hiểm chết người đến từ chính thái độ coi thường tự nhiên của con người.
Cùng tìm về giá trị của văn minh sinh thái
Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF), hơn 90% số người được khảo sát tại Đông Nam Á và Hongkong ủng hộ chính phủ đóng cửa các thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đáng chú ý, có đến 82% người được hỏi nói rằng họ sẽ không mua động vật hoang dã tại những khu chợ đó nữa.
Người dân đã nâng cao nhận thức nhờ dịch bệnh, nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên cũng có những động thái mạnh mẽ. Tổ chức WildAid, Global Wildlife Conservation và Wildlife Conservation Society (WCS) đã thành lập liên minh “Chấm dứt buôn bán động vật hoang dã" trên quy mô toàn cầu. Với mục tiêu, đạt 1 triệu chữ ký ủng hộ bản kiến nghị chấm dứt vĩnh viễn hoạt động thương mại động vật hoang dã. Liên minh, kêu gọi các chính phủ ban hành luật chấm dứt vĩnh viễn buôn bán, sử dụng động vật hoang dã và hỗ trợ chuyển sinh kế cho người dân đang nằm trong chuỗi cung ứng này.
Nhiều người dân đồng ý đóng cửa các chợ buôn bán động vật hoang dã
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
(Nguồn: Báo Thanh Niên)
Trung Quốc là nơi bùng phát dịch Covid-19 và là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ngày 24/2/2020, Trung Quốc đã ban hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc về việc nghiêm cấm hoàn toàn và xử lý nghiêm khắc các hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, loại bỏ thói quen xấu ăn quá nhiều loài động vật hoang dã, hỗ trợ an toàn sinh học và an toàn hệ sinh thái, bảo vệ người dân hiệu quả từ các rủi ro sức khỏe, đảm bảo tính mạng và sức khỏe của cộng đồng, củng cố cơ sở văn minh sinh thái và khuyến khích lối sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Australia từng kêu gọi các nước trong G20 đóng cửa các các khu chợ động vật hoang dã tươi sống vì nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này, David Littleproud cho rằng những khu chợ này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với nền nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, ngày 14 tháng 02 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 697/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép. Nội dung công văn này nêu ra nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người; ảnh hưởng của việc nuôi nhốt, tiêu thụ, buôn bán động vật hoang dã tới đa dạng sinh học và yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ đông vật hoang dã để trình Thủ tướng xem xét, ban hành.
Những nỗ lực ngăn chặn, buôn bán tiêu thụ động vật trên khắp thế giới đang diễn ra với mong muốn làm chậm tốc độ lây lan của đại dịch. Mặc dù Covid-19 khiến cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng đây cũng là cơ hội để con người nhìn lại cách mình hành xử với động vật hoang dã, với tự nhiên và có hành động đúng đắn để ngăn chặn những đại dịch bùng phát trong tương lai.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
[1] Nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Hoa Nam.