Ngày 10 tháng 12 năm 2019 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Trung tâm đa dang sinh học ASEAN (ACB) tổ chức Lễ vinh danh các Vườn Di sản ASEAN mới được công nhận tại Việt Nam và Hội thảo tham vấn thành lập Mạng lưới các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có đại biểu đến từ Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN, các Vườn di sản ASEAN của Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan tại Lâm Đồng, các chuyên gia và các nhà khoa học. Ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học và Ông Nguyễn Văn Trãi, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội thảo.
Chương trình Vườn Di sản ASEAN được Bộ trưởng môi trường các nước ASEAN thống nhất triển khai thực hiện trong khu vực từ năm 2003. Theo đó, các Vườn di sản ASEAN được thiết lập với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục về môi trường, góp phần thể hiện nguyện vọng của người dân các nước thành viên ASEAN về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
Tại Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN lần thứ 15 được tổ chức vào tháng 10 năm 2019 tại Campuchia, 04 Vườn quốc gia của Việt Nam đã được công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN bao gồm VQG Bidoup-Núi Bà, VQG Vũ Quang, VQG Lò Gò - Xa Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Cùng với 06 Vườn Di sản ASEAN đã được công nhận trước đây bao gồm: VQG Hoàng Liên, VQG Ba Bể, VQG Chư Mom Rây, VQG Kon Ka Kinh, VQG U Minh Thượng, VQG Bái Tử Long, Việt Nam chúng ta tự hào là đã có tất cả 10 Vườn Di sản ASEANvà là quốc gia thành viên có nhiều Vườn Di sản ASEAN nhất trong ASEAN.
Tại Hội thảo này Tổng cục Môi trường đã trao chứng nhận và vinh danh 4 vườn Di sản ASEAN mới được công nhận của Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có đại biểu đến từ Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN, các Vườn di sản ASEAN của Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan tại Lâm Đồng, các chuyên gia và các nhà khoa học. Ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học và Ông Nguyễn Văn Trãi, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội thảo.
Chương trình Vườn Di sản ASEAN được Bộ trưởng môi trường các nước ASEAN thống nhất triển khai thực hiện trong khu vực từ năm 2003. Theo đó, các Vườn di sản ASEAN được thiết lập với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục về môi trường, góp phần thể hiện nguyện vọng của người dân các nước thành viên ASEAN về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
Tại Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN lần thứ 15 được tổ chức vào tháng 10 năm 2019 tại Campuchia, 04 Vườn quốc gia của Việt Nam đã được công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN bao gồm VQG Bidoup-Núi Bà, VQG Vũ Quang, VQG Lò Gò - Xa Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Cùng với 06 Vườn Di sản ASEAN đã được công nhận trước đây bao gồm: VQG Hoàng Liên, VQG Ba Bể, VQG Chư Mom Rây, VQG Kon Ka Kinh, VQG U Minh Thượng, VQG Bái Tử Long, Việt Nam chúng ta tự hào là đã có tất cả 10 Vườn Di sản ASEANvà là quốc gia thành viên có nhiều Vườn Di sản ASEAN nhất trong ASEAN.
Tại Hội thảo này Tổng cục Môi trường đã trao chứng nhận và vinh danh 4 vườn Di sản ASEAN mới được công nhận của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp để xây dựng mạng lưới và tăng cường các hoạt động quản lý, bảo tồn tại các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam, cụ thể: trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của các địa phương trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam, đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn, thách thức hiện nay; chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc thúc đẩy hợp tác của các địa phương với các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức này để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thời gian tới; trao đổi, thống nhất các giải pháp để tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Tổng cục Môi trường với các cơ quan liên quan, các địa phương nhằm thiết lập, duy trì và có các hoạt động thúc đẩy phát triển mạng lưới các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam; lồng ghép, đưa mục tiêu quản lý AHP vào phương án quản lý rừng bền vững hiện nay tại các khu bảo tồn.
Đặc biệt, hội thảo thảo luận cụ thể về việc thành lập mạng lưới các Vườn di sản ASEAN bao gồm các quy định thành lập, hướng dẫn của Trung ương, cơ chế, cách thức hoạt động (thông qua các hội thảo, hội nghị giao ban định kỳ, chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm), vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan của mạng lưới các Vườn di sản ASEAN ./.
Đặc biệt, hội thảo thảo luận cụ thể về việc thành lập mạng lưới các Vườn di sản ASEAN bao gồm các quy định thành lập, hướng dẫn của Trung ương, cơ chế, cách thức hoạt động (thông qua các hội thảo, hội nghị giao ban định kỳ, chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm), vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan của mạng lưới các Vườn di sản ASEAN ./.
Trung tâm Truyền thông TNMT