Tin tức - Sự kiện

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020

13:45, 27/12/2019
Sáng ngày 27 tháng 12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành tài nguyên và Môi trường. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành.
 
 
http://monre.gov.vn/Portal/PublishingImages/2019/12/27122019%20-toan-canh.jpg
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ TNMT)

Đến dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Lãnh đạo các Ban Đảng, Ủy ban của Quốc hội: Đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
http://monre.gov.vn/Portal/PublishingImages/2019/12/bt_thh.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc tại Hội nghị (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ TNMT)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nêu bật 6 nhóm nội dung đã thực hiện tốt trong một năm 2019, và 5 nhóm mục tiêu của ngành cần đạt được trong năm 2019. Thực hiện đổi mới từ trong Hội nghị, lần đầu tiên các đại biểu tham dự cùng xem một Báo cáo tổng kết bằng video dài khoảng 30 phút.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hình ảnh sống động của video cho thấy, 6 nhóm nội thực hiện tốt của ngành trong năm nay. Nội dung đột phá gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật tháo gỡ vướng mắc về đất đai, khoáng sản, biển đảo; Tập trung xây dựng hạ tầng thông tin địa lý, tích hợp, liên thông các dữ liệu TN&MT nền tảng phục vụ Chính Phủ điện tử; Cải cách hành chính từ thể chế, sửa đổi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Nhóm nội dung tiếp theo, Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc từ thực tiễn. Đối với công tác quản lý tài nguyên, từng bước khắc phục hạn chế: triển khai công tác điều tra cơ bản phục vụ lập quy hoạch; Triển khai lập quy hoạch sử dụng đất; Xác định mới nhiều khu vực có tiềm năng khoáng sản; Tập trung triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Công tác quản lý TN&MT đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động. Lĩnh vực khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo giúp các Bộ, ngành, địa phương chủ động phương án sản xuất, kinh doanh. Đối với vấn đề Biến đổi khí hậu, Bộ đã chủ động đề xuất, thúc đẩy việc triển khai các quyết sách có tính hệ thống, chiến lược phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Trong năm 2020, ngành TN&MT đưa ra 5 nhóm mục tiêu để phấn đấu thực hiện. Tất cả đều xuất phát từ đòi hỏi của thực tế và những vấn để còn tồn tại của năm 2019. Về chính sách pháp luật giải quyết những vướng mắc, xung đột trong các Luật để khai thông công tác tổ chức, thực thi. Về đất đai, một số vụ việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp và hồ sơ không đầy đủ cũng cần có những chính sách phù hợp để giải quyết. Tài nguyên nước quốc gia đang đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn, hiệu quả tái sử dụng nước còn thấp. Những năm tiếp theo cần bảo vệ, khai thác và phối hợp khai thác hiệu quả hơn, tài nguyên nước trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiện nay, lượng chất thải rắn phát sinh tiếp tục gia tăng cộng với khối lượng khổ lồ chất thải rắn tồn tại trong thời gian trước, nhưng chưa được giải quyết hiệu quả vì việc tái sử dụng và tài chế thấp. Việc này đòi hỏi giải pháp trước mắt và lâu dài từ cách thức xử lý, công nghệ xử lý, mục tiêu xử lý cần tiên bộ hơn. Chất lượng môi trường không khí tại Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác của Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng. Đòi hỏi bức bách này thôi thúc ngành tài nguyên và môi trường trong năm tới phải chủ động ứng phó và dần kiểm soát tốt hơn. Các sự cố môi trường cũng ngày càng gia tăng đòi hỏi ngành cần phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành khác, tìm ra những giải pháp tổng thể không để lúng túng bị động trong thời gian tới. Tình hình Biến đổi khí hậu cũng đang diễn biến xấu đi. Hạn hạn, lũ lụt, nhiễm mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt tại Đồng Bằng sông Cửu long. Vấn đề này, đòi hỏi Bộ TN&MT phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp, triển khai đồng bộ, khoa học và hiệu quả hơn trong năm tới.

Tại Hội nghị ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhật xét: “Ngành TN&MT thuộc tốp đi đâu trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, theo ông lĩnh vực này không thể nóng vội bởi nó là cơ sở hạ tầng, phục vụ cho kiến trúc thượng tầng nên cần làm chặt chẽ và vững chắc. Theo ông Hùng, ngành TN&MT nên ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt mạnh mẽ vào khu vực dịch vụ công, phục vụ đột phá tạo thuận lợi trước tiên cho người dân và doanh nghiệp. Cần tạo ra những dịch vụ công an toàn và miễn phí ban đầu. khi đã có được niềm tin của mọi người, sau đó mới thu phí để tiếp tục tái đầu tư nâng cấp công nghệ thông tin cho các lĩnh vực thứ cấp và nâng cấp tổng thể hệ thống. Và đối với việc ứng dụng, ngay từ đầu sẽ ứng dụng ngay cấp độ 4 đề tạo sự hài lòng ngay cho người dân. Tránh việc, ứng dụng từ cấp độ thấp rồi mới lên cao, người dân tiếp cận từ đầu không thấy hài lòng, lần sau khi ngành ứng dụng công nghệ cấp độ 4 họ cũng không dùng.  
 
https://btnmt.onecmscdn.com/2019/12/27/pttgketluan.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sáng 27/12 (Ảnh: Báo TN&MT)
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: “Ngành TN&MT là một ngành rộng lớn và phức tạp, ngành này phục vụ nguyên liêu đầu vào của các ngành kinh tế khác và cũng gánh nguyên đầu ra của các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển cân đối, hài hòa, bền vững của ngành này sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển chung của kinh tế, xã hội quốc gia”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ngành TN&MT thực hiện 8 nhóm giải pháp cụ thể trong năm 2020 và những năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, thay mặt Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, ngành TN&MT sẽ thẳng thắn với những tồn tại, yếu kém, nghiêm túc nghiên cứu đầy đủ những ý kiến của Phó Thủ tướng, các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng, các Bộ trưởng để làm sao cho kế hoạch thực hiện của Bộ năm 2020 dựa trên xem xét một cách toàn diện, tổng thể, tính hiệu lực, hiệu quả trong triển khai đảm bảo tiến độ; đặc biệt là 2 bộ luật nằm trong chương trình của Quốc hội, quy hoạch nằm trong chương trình quy hoạch giai đoạn 2021-2030 và 2050...
 
Trung tâm Truyền thông TN&MT