Hội nghị toàn quốc phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tổ chức tại Thừa Thiên Huế từ ngày 14- 15 tháng 10 năm 2019. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả sau 4 năm thực hiện Chương trình phối hợp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay của các tôn giáo và các mô hình trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thống nhất cam kết tăng cường trách nhiệm của tôn giáo về thúc đẩy việc thực hiện Chương trình phối hợp; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình phối hợp. Ngoài các phiên toàn thể và phiên chuyên đề trong hội trường, hội nghị còn có hoạt động Hội trại với các gian trưng bày kết quả thực hiện Chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tôn giáo, hoạt động giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bên ngoài hội trường.
Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Giai đoạn 2015 - 2020), tổ chức năm 2015
Sau khi Chương trình phối hợp được ký kết, trên cơ sở sự đồng thuận, nhất trí của lãnh đạo cấp cao đại diện cho 14 tôn giáo và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 08/3/2016, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Quyết định số: 736/QĐ-MTTW-BTT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 01 đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng ban, 01 đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban, Phó Giám đốc tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NCA Việt Nam), Trưởng ban Tôn giáo MTTW, lãnh đạo cấp cao của 14 tôn giáo và Chủ tịch UBMTTQ VN của 5 tỉnh, thành phố thuộc 5 khu vực trong toàn quốc tham gia làm thành viên
Từ 3 mô hình điểm do Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng vào năm 2016, trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các tổ chức tôn giáo xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến nay trong cả nước đã có khoảng 1014 mô hình của các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Từ 3 mô hình điểm do Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng vào năm 2016, trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các tổ chức tôn giáo xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến nay trong cả nước đã có khoảng 1014 mô hình của các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Phường 26 (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) ra mắt mô hình “Cộng đồng tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu” (Ảnh: binhthanh.gov.vn)
Nhiều tỉnh, các tôn giáo đã có nhiều những mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như tỉnh Bình Thuận với mô hình "Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu" vùng đồng bào theo đạo Bàlamôn giáo;
Tỉnh Quảng Nam với mô hình tuyến đường tự quản về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cơ sở thờ tự trên địa bàn xã Cẩm Thanh, xã Cẩm Kim, phường Minh An, phường Cẩm Châu, phường Cửa Đại; mô hình "Tổ đoàn kết tôn giáo với công tác bảo vệ môi trường" tại Chùa Long Quang, thị trấn Núi Thành; mô hình "Cơ sở tôn giáo cảnh tịnh, thanh nhã và gương mẫu" của các tôn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn; mô hình khu dân cư "Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu" tại xã Bình lâm, huyện Hiệp Đức.
Thành phố Cần Thơ với mô hình“Xử lý rác thải, xây dựng lò đốt rác, trồng cây xanh, bình chữa cháy” ở Hảo Hòa Tự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt; mô hình “Chủ động trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; hạn chế khói nhang khi Phật tử lễ Phật; vệ sinh cảnh quan môi trường nơi tự viện, nơi ăn ở sinh hoạt để tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp” tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Tỉnh Lâm Đồng với mô hình "Giáo xứ An toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp" của Giáo xứ Thánh Mẫu, phường 7; mô hình "Khu dân cư An toàn, Sáng - Xanh - Sạch – Đẹp" của thôn R'Chai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng; mô hình "Khu dân cư đoàn kết bảo vệ môi trường" ở thôn Đa Hoa, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương; mô hình "Giáo xứ sáng – xanh – sạch – đẹp" của Giáo xứ Phú Sơn, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà...
Thành phố Hà Nội với mô hình "Chùa Xanh bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu" tại chùa Xuân Trạch, Đông Anh; mô hình xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự trên địa bàn quân Hai Bà Trưng và huyện Sóc Sơn; mô hình tác hại của việc đốt rơm rạ và các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ bằng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất đai tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn huyện Đông Anh, huyện Đan Phượng.
Các vị chức sắc tôn giáo cùng đoàn thanh niên Công an TP. Hà Nội chung tay dọn sạch dẹp rác thải khu vực hồ Linh Đàm (Ảnh : ANTĐ)
Tỉnh Đồng Tháp với mô hình "Câu lạc bộ Phật tử thu gom rác thải, xây dựng hố rác gia đình, làm hàng tào, cột cờ, trồng hoa kiểng trồng cây xanh, thắp sáng đường quê, sử dụng nước hợp vệ sinh, xóa ao tù lắng đọng, thu gom, xử lý rác thải"; mô hình "Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đinh, xây dựng tuyến đường hóa gắn với đèn đường, cột cờ, tạo cảnh quan môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp" của Cao Đài Ban chỉnh đạo; mô hình "Câu lạc bộ tín đồ Hội thánh tham gia xử lý rác thải, đường thông, hè thoáng" của Tin Lành; mô hình "Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tham gia thực hiện thu gom rác thải, không vứt rác bừa bãi, không vứt xác động vật xuống sông, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường".
Các tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều nội dung của Chương trình phối hợp đã được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường" nên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các ngành và các đoàn thể; sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Qua đó hình thành cơ chế hỗ trợ hiệu quả, phát huy nội lực, tự quản trong nhân dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn lực xã hội, quốc tế trong sự nghiệp xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Thông qua thực hiện Chương trình đã khẳng định đường hướng sống “Tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể là đúng đắn, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội; tăng cường sự hiểu biết, gắn bó, đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 40 tổ chức tôn giáo trong cả nước đã ký Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Giai đoạn 2015 - 2020).
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 40 tổ chức tôn giáo trong cả nước đã ký Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Giai đoạn 2015 - 2020).
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường