Sáng nay, 12/9/2019 tại Thị xã Đồ Sơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và UBND thành phố Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2019. Tham dự buổi lễ có đại diện các Bộ, ban ngành, tổ chức Chính trị - xã hội, đoàn thể Trung ương; đại diện các tỉnh, thành phố; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo người dân thành phố Hải Phòng.
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc buổi lễ đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thế kỷ với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhưng cũng là thế kỷ mà việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, một vấn đề nhức nhối lâu nay đang được nhiều quốc gia lên tiếng là vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa và được thống kê đứng thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.”
Năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn tiêu ngữ “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” làm chủ đề cho chiến dịch, trong đó tập trung chính vào vấn đề giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Nội dung này thiết thực, cấp bách trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang cùng bảo vệ đại dương. Ngoài ra, chủ đề này cũng góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; phấn đấu đến năm 2025, cả nước chúng ta không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.
Trong bài phát biểu của mình, ông Võ Tuấn Nhân đưa ra 6 yêu cầu câp thiết, cần phải thực hiện ngay sau buồi Lễ:
Một là, không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm dùng từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định...
Hai là, đề nghị các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.
Ba là, đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm thiểu, hạn chế sản phẩm nhựa một lần, khó phân huỷ; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật
Bốn là, mỗi người đều có thể tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn bằng những việc làm thật đơn giản, thực hiện từ những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố... Trồng thêm nhiều cây xanh; tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, cơ quan, cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng...
Năm là, nghiên cứu, áp dụng thí điểm và nhân rộng các mô hình hay và hiệu quả về giảm thiểu, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các hoạt động của của cơ quan, đơn vị. Động viên, biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân đã có các sáng kiến, thành tích trong việc giảm thiểu, hạn chế, nói không với sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.
Sáu là, tăng cường hợp tác toàn cầu, khu vực, quốc gia và mỗi địa phương cũng như cần các nhà quản lý, phà phân phối và đặc biệt là người tiêu dùng thông minh... chúng ta sẽ thành công với mục tiêu giảm rác thải nhựa toàn cầu, rác thải nhựa đại dương và rác thải nhựa tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ buổi lễ cũng diễn ra Lễ trao giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Tương lai không rác thải nhựa” cho các em thiếu nhi, do TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động dọn rác tập thể trên bãi biển ngay sau Lễ mít ting, với khoảng 1000 người tham gia.
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc buổi lễ đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thế kỷ với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhưng cũng là thế kỷ mà việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, một vấn đề nhức nhối lâu nay đang được nhiều quốc gia lên tiếng là vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa và được thống kê đứng thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.”
Năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn tiêu ngữ “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” làm chủ đề cho chiến dịch, trong đó tập trung chính vào vấn đề giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Nội dung này thiết thực, cấp bách trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang cùng bảo vệ đại dương. Ngoài ra, chủ đề này cũng góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; phấn đấu đến năm 2025, cả nước chúng ta không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.
Trong bài phát biểu của mình, ông Võ Tuấn Nhân đưa ra 6 yêu cầu câp thiết, cần phải thực hiện ngay sau buồi Lễ:
Một là, không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm dùng từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định...
Hai là, đề nghị các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.
Ba là, đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm thiểu, hạn chế sản phẩm nhựa một lần, khó phân huỷ; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật
Bốn là, mỗi người đều có thể tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn bằng những việc làm thật đơn giản, thực hiện từ những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố... Trồng thêm nhiều cây xanh; tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, cơ quan, cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng...
Năm là, nghiên cứu, áp dụng thí điểm và nhân rộng các mô hình hay và hiệu quả về giảm thiểu, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các hoạt động của của cơ quan, đơn vị. Động viên, biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân đã có các sáng kiến, thành tích trong việc giảm thiểu, hạn chế, nói không với sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.
Sáu là, tăng cường hợp tác toàn cầu, khu vực, quốc gia và mỗi địa phương cũng như cần các nhà quản lý, phà phân phối và đặc biệt là người tiêu dùng thông minh... chúng ta sẽ thành công với mục tiêu giảm rác thải nhựa toàn cầu, rác thải nhựa đại dương và rác thải nhựa tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ buổi lễ cũng diễn ra Lễ trao giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Tương lai không rác thải nhựa” cho các em thiếu nhi, do TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động dọn rác tập thể trên bãi biển ngay sau Lễ mít ting, với khoảng 1000 người tham gia.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Trung tâm Truyền thông tài nguyên môi trường