Tham dự Hội thảo có Ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Ông Đỗ Văn Thái, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Thuận cùng hơn 100 đại biểu đến từ các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tình nguyện môi trường, tuyên truyền viên,...đại diện các doanh nghiệp và cộng đồng; các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực có liên quan và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại Hội thảo Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết “ Việt Nam đang chịu nhiều áp lực về sản xuất và đảm bảo cung ứng các nguồn năng lượng trên toàn quốc, đặc biệt sau năm 2020 khi cả nước không có nguồn khai thác mới, trong khi đó các nguồn cung ứng năng lượng cũ từ thủy điện và nhiệt điện đã gây nhiều ảnh hướng tới môi trường và an toàn sinh thái”.
Trong bối cảnh đó, một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là phát triển năng lượng tái tạo để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam và các nước trong khu vực.
“Kinh tế biển xanh hiện đã dần trở thành xu thế toàn cầu, hầu hết các quốc gia công nhận đây là mô hình để phát triển bền vững biển, trong đó, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt của kinh tế biển xanh”.
Phát biểu tại Hội thảo Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết “ Việt Nam đang chịu nhiều áp lực về sản xuất và đảm bảo cung ứng các nguồn năng lượng trên toàn quốc, đặc biệt sau năm 2020 khi cả nước không có nguồn khai thác mới, trong khi đó các nguồn cung ứng năng lượng cũ từ thủy điện và nhiệt điện đã gây nhiều ảnh hướng tới môi trường và an toàn sinh thái”.
Trong bối cảnh đó, một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là phát triển năng lượng tái tạo để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam và các nước trong khu vực.
“Kinh tế biển xanh hiện đã dần trở thành xu thế toàn cầu, hầu hết các quốc gia công nhận đây là mô hình để phát triển bền vững biển, trong đó, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt của kinh tế biển xanh”.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Đỗ Văn Thái, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Thuận
Báo cáo tại Hội thảo, đại diện Sở Công thương tỉnh Bình Thuận cho biết:
Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước, số giờ gió, giờ nắng trung bình cao hơn so với số giờ trung bình ở phía Nam, tốc độ gió và bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện gió, điện mặt trời. Lĩnh vực này tại địa phương hiện nay đang có sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để phát triển tiềm năng điện gió, từ năm 2010 tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2012. Theo đó đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 700 MW, với sản lượng điện gió tương ứng xấp xỉ 1.500 triệu kWh đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 2.500MW với sản lượng điện gió tương ứng là 5.475 triệu kWh.
Đối với điện mặt trời, tỉnh Bình Thuận cũng đã xây dựng Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (hiện quy hoạch đã được Bộ Công Thương thẩm định), mục tiêu phát triển điện mặt trời đến năm 2030 của tỉnh với tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 6.199MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 9.769 triệu kWh; trong đó giai đoạn đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 1.662 MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 2.619 triệu kWh, đến năm 2025 là 4.765 MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 7.510 triệu kWh.
Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước, số giờ gió, giờ nắng trung bình cao hơn so với số giờ trung bình ở phía Nam, tốc độ gió và bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện gió, điện mặt trời. Lĩnh vực này tại địa phương hiện nay đang có sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để phát triển tiềm năng điện gió, từ năm 2010 tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2012. Theo đó đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 700 MW, với sản lượng điện gió tương ứng xấp xỉ 1.500 triệu kWh đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 2.500MW với sản lượng điện gió tương ứng là 5.475 triệu kWh.
Đối với điện mặt trời, tỉnh Bình Thuận cũng đã xây dựng Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (hiện quy hoạch đã được Bộ Công Thương thẩm định), mục tiêu phát triển điện mặt trời đến năm 2030 của tỉnh với tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 6.199MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 9.769 triệu kWh; trong đó giai đoạn đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 1.662 MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 2.619 triệu kWh, đến năm 2025 là 4.765 MWp, sản lượng điện tương ứng khoảng 7.510 triệu kWh.
Đại diện Sở Công thương tỉnh Bình Thuận
Hội thảo đã được nghe các báo cáo tham luậnvề các lợi ích, thách thức, định hướng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam; các giải pháp chống biến đổi khí hậu thông qua giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; cũng như những chia sẻ của cá báo cáo viên, của Sở TNMT tỉnh Bình Thuận về Tình hình hoạt động, quản lý nhà nước và định hướng phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Tỉnh Bình Thuận hiện nay có 35 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 6.017 MW [04 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (công suất 4.224 MW), 06 nhà máy thủy điện (819,5 MW), 01 nhà máy điện diesel đảo Phú Quý (10 MW), 03 nhà máy điện gió (60 MW) và 21 nhà máy điện mặt trời (903,5 MW)]. Sản lượng điện thiết kế của 35 nhà máy điện trên địa bàn tỉnh khoảng 30,6 tỷ kWh / năm. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn có nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (1.980 MW) thuộc Trung tâm điện lực Vĩnh Tân đang chuẩn bị thi công; Trung tâm điện lực (khí LNG) Sơn Mỹ với tổng công suất 4.500 MW đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, sẽ khởi công sau năm 2020; 08 dự án điện gió (368 MW) dự kiến triển khai đầu tư trong năm 2020; ... Tình hình thực hiện các dự án điện gió Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 20 dự án điện gió, với tổng công suất 812,5 MW (công suất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu, cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể: - 03 dự án đã đi vào hoạt động với tổng công suất 60 MW/176 MW gồm: dự án Phong Điện 1 - Bình Thuận (giai đoạn 1 – 30 MW đã hoàn thành; giai đoạn 02 – 90 MW đang triển khai thủ tục đầu tư), dự án điện gió Phú Lạc (giai đoạn 1 – 24 MW đã hoàn thành; giai đoạn 02 – 26 MW đang triển khai thủ tục đầu tư), dự án điện gió đảo Phú Quý (6 MW); Sản lượng điện của 03 nhà máy điện gió (60 MW) khoảng 140 triệu kWh / năm. - 01 dự án đang triển khai thi công: dự án điện gió Thuận Nhiên Phong (32 MW); - 09 dự án đã được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, chưa triển khai xây dựng với tổng công suất 399 MW. Hiện nay, các nhà đầu tư đang lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở và các thủ tục đầu tư khác theo quy định. - Có 07 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đo gió, nhà đầu tư đã và đang hoàn chỉnh hồ sơ trình xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư, tổng công suất 205,5 MW. - Ngoài ra, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương và Bộ Công Thương đã cấp Giấy phép cho Công ty Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà (Hàm Thuận Nam) với công suất đề xuất 3.400 MW. Một số nhà đầu tư khác cũng đã đăng ký với tỉnh khảo sát các dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất đề xuất khoảng 3.000 MW. Như vậy, tổng công suất đề xuất của các dự án điện gió (trên đất liền và ngoài khơi) vào khoảng hơn 7.200 MW. Tình hình thực hiện các dự án điện mặt trời Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến nay có 95 dự án điện mặt trời với tổng công suất đề xuất, đăng ký đầu tư khoảng 6.047 MWp (tương đương 4.847 MW). Trong đó cụ thể như sau: - Có 28 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 1.647 MWp (tương đương 1.312 MW). Trong đó có 26 dự án đã được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư với tổng công suất 1.347 MWp (tương đương 1.072 MW); Trong số 26 dự án đã được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư, đến nay đã có 21 dự án phát điện, vận hành với tổng công suất 1.137,5 MWp (tương đương 903,5 MW), tổng vốn đầu tư ước tính 25.059 tỷ đồng. Sản lượng điện thiết kế của 21 nhà máy điện mặt trời khoảng 1,76 tỷ kWh / năm. - Có 60 dự án UBND tỉnh đã trình Bộ Công Thương thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất 3.945 MWp (tương đương 3.173 MW). |
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT