Tham dự Lễ ký kết về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. Về phía Bộ Tư pháp có các Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Phan Chí Hiếu, Đặng Hoàng Oanh; nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.
Việc ký kết Quy chế phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai Bộ trong thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai Bộ; củng cố và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ những người làm công tác pháp chế tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, lĩnh vực tư pháp phát sinh trong quá trình hai Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Việc ký kết Quy chế phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai Bộ trong thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai Bộ; củng cố và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ những người làm công tác pháp chế tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, lĩnh vực tư pháp phát sinh trong quá trình hai Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi Lễ ký kết
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, những năm qua, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã luôn phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong quá trình thực thi hệ thống văn bản đó.
Đề cập đến những nội dung mà hai Bộ vừa ký kết, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, việc hai bên thống nhất 9 nội dung phối hợp là một thành công quan trọng. Theo Bộ trưởng Tư pháp, việc thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong thời gian tới sẽ giúp hai Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Tư pháp cũng như ngành Tư pháp ở các địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được hai Bộ trưởng ký kết. “Bộ Tư pháp cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung đã ký kết hôm nay. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tôi đề nghị hai Bộ thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết và điều chỉnh nội dung phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương…” – Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nói.
Đề cập đến những nội dung mà hai Bộ vừa ký kết, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, việc hai bên thống nhất 9 nội dung phối hợp là một thành công quan trọng. Theo Bộ trưởng Tư pháp, việc thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong thời gian tới sẽ giúp hai Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Tư pháp cũng như ngành Tư pháp ở các địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được hai Bộ trưởng ký kết. “Bộ Tư pháp cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung đã ký kết hôm nay. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tôi đề nghị hai Bộ thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết và điều chỉnh nội dung phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương…” – Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nói.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại buổi Lễ ký kết
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bày tỏ sự cám ơn và đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua không chỉ trong công tác xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nhất là từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để đi đến Lễ ký kết này, thực tế hai Bộ đã có gần một năm chuẩn bị kỹ lưỡng những nội dung phối hợp và cam kết. Những nội dung đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc để có thể đạt hiệu quả ngày càng cao trong thời gian tới.
Để phát huy hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai Bộ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị chức năng của hai bộ trong quá trình thực hiện cần có sự chủ động, trách nhiệm và sáng tạo hơn nữa để mối quan hệ giữa hai Ngành ngày càng gắn kết, hiệu quả và thực chất hơn. “Đặc biệt, tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Lê Thành Long, Quy chế này không chỉ thực hiện bởi các đơn vị chức năng của hai Bộ mà chúng ta cần có văn bản hướng dẫn để 9 nội dung phối hợp có sức lan tỏa đối với các Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh thành phố có thể tham gia và giải quyết tốt công việc trong thời gian tới… nhằm góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để đi đến Lễ ký kết này, thực tế hai Bộ đã có gần một năm chuẩn bị kỹ lưỡng những nội dung phối hợp và cam kết. Những nội dung đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc để có thể đạt hiệu quả ngày càng cao trong thời gian tới.
Để phát huy hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai Bộ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị chức năng của hai bộ trong quá trình thực hiện cần có sự chủ động, trách nhiệm và sáng tạo hơn nữa để mối quan hệ giữa hai Ngành ngày càng gắn kết, hiệu quả và thực chất hơn. “Đặc biệt, tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Lê Thành Long, Quy chế này không chỉ thực hiện bởi các đơn vị chức năng của hai Bộ mà chúng ta cần có văn bản hướng dẫn để 9 nội dung phối hợp có sức lan tỏa đối với các Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh thành phố có thể tham gia và giải quyết tốt công việc trong thời gian tới… nhằm góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Lễ và ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tư pháp
Theo văn bản vừa ký kết, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất những nội dung phối hợp như:
Phối hợp thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp chặt chẽ trong công tác đánh giá tác động và thực hiện đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Hai Bộ phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đúng tiến độ và có chất lượng trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc có ý kiến khác nhau, hai Bộ cần chủ động trao đổi thống nhất bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, hai bên thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt, khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cần khẩn trương trao đổi, thảo luận, thống nhất biện pháp xử lý. Kịp thời xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật sau khi nhận được văn bản kiến nghị của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Hai Bộ tiếp tục đẩy mạnh công tác pháp điển bảo đảm tiến độ, chất lượng các đề mục; chủ động tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển và kết quả pháp điển các đề mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện đến các đối tượng chịu sự tác động; tích hợp Bộ pháp điển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm văn bản được hợp nhất đầy đủ, kịp thời.
Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Hai bên thống nhất phối hợp thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng phổ biến pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
Hai bên phối hợp thực hiện có hiệu quả trách nhiệm thành viên Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Ban Thư ký giúp việc của Hội đồng trong triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng. Bộ Tư pháp hướng dẫn, triển khai, tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hằng năm; cử báo cáo viên tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như công tác pháp chế tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra, hai Bộ còn phối hợp chặt chẽ trong các nhóm công việc thuộc các công tác quản lý nhà nước của hai bên như: Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; công tác bồi thường nhà nước; công tác bổ trợ tư pháp; công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác thi hành án dân sự…
Phối hợp thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp chặt chẽ trong công tác đánh giá tác động và thực hiện đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Hai Bộ phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đúng tiến độ và có chất lượng trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc có ý kiến khác nhau, hai Bộ cần chủ động trao đổi thống nhất bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, hai bên thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt, khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cần khẩn trương trao đổi, thảo luận, thống nhất biện pháp xử lý. Kịp thời xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật sau khi nhận được văn bản kiến nghị của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Hai Bộ tiếp tục đẩy mạnh công tác pháp điển bảo đảm tiến độ, chất lượng các đề mục; chủ động tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển và kết quả pháp điển các đề mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện đến các đối tượng chịu sự tác động; tích hợp Bộ pháp điển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm văn bản được hợp nhất đầy đủ, kịp thời.
Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Hai bên thống nhất phối hợp thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng phổ biến pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
Hai bên phối hợp thực hiện có hiệu quả trách nhiệm thành viên Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Ban Thư ký giúp việc của Hội đồng trong triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng. Bộ Tư pháp hướng dẫn, triển khai, tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hằng năm; cử báo cáo viên tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như công tác pháp chế tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra, hai Bộ còn phối hợp chặt chẽ trong các nhóm công việc thuộc các công tác quản lý nhà nước của hai bên như: Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; công tác bồi thường nhà nước; công tác bổ trợ tư pháp; công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác thi hành án dân sự…
Lãnh đạo hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp chụp ảnh lưu niệm
Hai Bộ cũng thống nhất tổ chức các đoàn công tác liên ngành và cử cán bộ phối hợp đồng thời luôn sẵn sàng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan hoặc trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản, cơ quan có yêu cầu gửi văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho cơ quan được yêu cầu. Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu.
Cũng theo Quy chế vừa ký kết, hằng năm hoặc khi cần thiết, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường luân phiên tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế này. Để thực hiện Quy chế, mỗi Bộ phân công một đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ do mỗi cơ quan chủ trì, hai Bộ cùng xây dựng Kế hoạch chung triển khai thực hiện, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phối hợp. Trên cơ sở chấp thuận về chủ trương của Lãnh đạo hai bên, giao Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế hằng năm.
Trên cơ sở Quy chế này, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, giao cơ quan thi hành án dân sự báo cáo, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc xét trường hợp cần thiết, hai Bộ thảo luận, thống nhất bổ sung, sửa đổi Quy chế này cho phù hợp.
Cũng theo Quy chế vừa ký kết, hằng năm hoặc khi cần thiết, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường luân phiên tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế này. Để thực hiện Quy chế, mỗi Bộ phân công một đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ do mỗi cơ quan chủ trì, hai Bộ cùng xây dựng Kế hoạch chung triển khai thực hiện, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phối hợp. Trên cơ sở chấp thuận về chủ trương của Lãnh đạo hai bên, giao Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế hằng năm.
Trên cơ sở Quy chế này, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, giao cơ quan thi hành án dân sự báo cáo, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc xét trường hợp cần thiết, hai Bộ thảo luận, thống nhất bổ sung, sửa đổi Quy chế này cho phù hợp.
Việt Hùng - Khương Trung - Báo TNMT