Ngày nước thế giới 2019: Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau
Ủy ban nước Liên hiệp quốc (UN-Water) vừa công bố chủ đề cho Ngày nước thế giới (22/2) năm nay là “Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chủ đề này nhằm thể hiện cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững,mọi người đều phải được hưởng lợi: “Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của con người bạn”.
* Nước sạch cho mọi người
Trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững thì mục tiêu số 6 (SDG6) là Nước sạch và vệ sinh. Điều này có nghĩa là không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình toàn thế giới hướng đến các mục tiêu cụ thể về nước.
Nhưng thực tế hiện nay, vẫn còn hàng tỷ người chưa được tiếp cận với nguồn nước sử dụng an toàn, trong đó có các hộ gia đình, trường học, nơi làm việc, trang trại và nhà máy đang vật lộn để tồn tại và phát triển.
Việc thiếu nước sạch có tác động bất lợi đến các nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa, thiểu số, người khuyết tật và nhiều người khác…
Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2019 hướng đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng nước bằng cách giải quyết những lý do tại sao rất nhiều người bị bỏ lại phía sau.
Cùng với việc tiếp cận về điều kiện vệ sinh, tiếp cận nguồn nước an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng và điều này là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chúng ta không thể tiến lên toàn cầu hóa trong khi rất nhiều người đang sống mà không có nguồn nước sử dụng an toàn.
Các mục tiêu cụ thể của chủ đề Ngày Nước thế giới: “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” bao gồm: Nước cho phụ nữ;Nước cho nơi làm việc, sản xuất; Nước cho nông thôn; Nước cho người tị nạn; Nước cho các bà mẹ; Nước cho trẻ em; Nước cho học sinh, sinh viên; Nước cho những người bản địa, thiểu số; Nước cho người khuyết tật; Nước cho cộng đồng của những người đồng tính…
* Việt Nam thực hiện SDG6
Triển khai việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra nhiều con số cho thấy các nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề nước.
Tính đến tháng 6/2017, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt khoảng 84,5% (tăng 1% so với cuối năm 2016); tỷ lệ thất thoát khoảng 23% (giảm 0,5% so với cuối năm 2016)53.
Trong vòng 7 năm từ 2010-2016, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh ở cả nước tăng 2,9%, từ 90,5% lên 93,4%, trung bình mỗi năm tăng được 0,41% và theo tốc độ này thì ước tính phải đến năm 2032 mới đạt được mục tiêu 100% số hộ có nguồn nước hợp vệ sinh.
Cấp nước sạch nông thôn trong nhiều năm qua đã được ưu tiên đầu tư, thông qua nhiều chương trình55, dự án từ nhiều nguồn kinh phí56. Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 43,5%.
Năm 2016, 64,2% khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định về xử lý chất thải rắn và nước thải, 54% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Đến năm 201761, có 41 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 950.000 m3/ngày đêm; tỷ lệ nước thải được thu gom xử lý đạt khoảng 12% và có khoảng 50 nhà máy xử lý nước thải đang trong quá trình thiết kế, thi công với tổng công suất thiết kế khoảng 2,2 triệu m3/ngày đêm.
Trong tổng số 781 đô thị thì chỉ có 44 đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định (đạt 5,63% năm 2016). Như vậy, có thể thấy mục tiêu đặt ra cho đến năm 2030 là khá tham vọng, đầy thách thức và nguy cơ khó đạt được mục tiêu là rất cao.
Để đảm bảo việc sử dụng nước được hiệu quả, bền vững, thời gian qua, công tác điều tra tài nguyên nước mặt, nước ngầm được chú trọng và tăng cường. Chính phủ đã tập trung tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt phục vụ chống hạn cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra công tác quy hoạch tài nguyên nước giai đoạn 2020-2035 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đang được xây dựng và hoàn thiện.
Việt Nam đã chuyển hướng tiếp cận từ quản lý đơn ngành sang quản lý tổng hợp tài nguyên nước với việc đề xuất thành lập 4 Ủy ban lưu vực sông (Hồng-Thái Bình, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng Nai) và triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác với các quốc gia thành viên thuộc Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Tám vùng đất ngập nước đã được công nhận là các khu Ramsar; 45 vùng đất ngập nước được quy hoạch thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa; 47 vùng đất ngập nước được quy hoạch thành khu bảo tồn đấtngập nước; 9 vùng đất ngập nước quan trọng của Việt Nam đã được UNESCO trao danh hiệu là các Khu Dự trữ sinh quyển.
Theo monre.org.vn