BIỂU TƯỢNG MÀU DA CAM LÀ XÓA BỎ BẠO LỰC
“Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực năm 2018, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động. Với biểu tượng, thoáng nhìn là hình một trái tim, ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một. Hình ảnh nhằm biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi. Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng. Đây là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, Chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Liên hiệp quốc cũng lựa chọn màu da cam là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu này. Tại Việt Nam, để triển khai tốt Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực năm 2018 trên toàn quốc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cung cấp thông tin tham khảo tại địa chỉ: genic.molisa.gov.vn và thông tin liên hệ tại: 024 39393254/ fax: 024 38269551. Các đơn vị địa phương, có thể tham khảo 14 khẩu hiệu dành cho Tháng hành động gồm: “Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018; Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2018; Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương; Hãy hành động, đó có thể là người thân của bạn; Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Hãy hành động để chấm dứt bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại; Xâm hại phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng; Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Phụ nữ và trẻ em hãy dũng cảm lên tiếng khi bị bạo lực, xâm hại; Hãy lên tiếng khi bị bạo lực, mọi người sẽ giúp bạn!” Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được khuyến khích gồm: Mitting, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, treo băng rôn, cờ phướn, thắp đèn màu cam trên trụ sở cơ quan, sản xuất các sản phẩm truyền thông có nội dung về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tăng cường thực hiện kiểm tra công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, cơ quan. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh ở các xã, phường thị trấn. Tổ chức diễn đàn đối thoại, tọa đàm, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động. Tổ chức các cuộc thi về chủ đề của Tháng hành động (thi tìm hiểu pháp luật, thi sáng tác, thi tuyên truyền viên giỏi, hội diễn, giao lưu văn nghệ thể thao…). Gặp mặt biểu dương những điển hình tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Chú trọng truyền thông qua các trang thông tin điện tử, báo mạng, các kênh truyền thông xã hội….
Đối với Bộ Tài nguyên và môi trường, thực hiện trong Tháng phát động (diễn ra từ ngày 15 tháng 11, đến ngày 15 tháng 12) yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực; vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Tổ chức các hoạt động thiết thực hiệu quả, tiết kiệm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới bằng các hình thức: Mít tinh, biểu diễn nghệ thuật, tọa đàm, hội thảo, tập huấn, giao lưu, treo bằng rôn, khẩu hiệu,… về các nội dung liên quan; các hoạt động có thể tổ chưc riêng hoặc lồng ghép với các hoạt động chuyên môn khác của đơn vị. Báo cáo kết quả hoạt động về Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Thi đua khen thưởng và Tuyên truyền trước ngày 1/12/2018.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
“Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực năm 2018, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động. Với biểu tượng, thoáng nhìn là hình một trái tim, ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một. Hình ảnh nhằm biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi. Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng. Đây là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, Chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Liên hiệp quốc cũng lựa chọn màu da cam là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu này. Tại Việt Nam, để triển khai tốt Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực năm 2018 trên toàn quốc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cung cấp thông tin tham khảo tại địa chỉ: genic.molisa.gov.vn và thông tin liên hệ tại: 024 39393254/ fax: 024 38269551. Các đơn vị địa phương, có thể tham khảo 14 khẩu hiệu dành cho Tháng hành động gồm: “Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018; Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2018; Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương; Hãy hành động, đó có thể là người thân của bạn; Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Hãy hành động để chấm dứt bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại; Xâm hại phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng; Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Phụ nữ và trẻ em hãy dũng cảm lên tiếng khi bị bạo lực, xâm hại; Hãy lên tiếng khi bị bạo lực, mọi người sẽ giúp bạn!” Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được khuyến khích gồm: Mitting, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, treo băng rôn, cờ phướn, thắp đèn màu cam trên trụ sở cơ quan, sản xuất các sản phẩm truyền thông có nội dung về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tăng cường thực hiện kiểm tra công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, cơ quan. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh ở các xã, phường thị trấn. Tổ chức diễn đàn đối thoại, tọa đàm, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động. Tổ chức các cuộc thi về chủ đề của Tháng hành động (thi tìm hiểu pháp luật, thi sáng tác, thi tuyên truyền viên giỏi, hội diễn, giao lưu văn nghệ thể thao…). Gặp mặt biểu dương những điển hình tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Chú trọng truyền thông qua các trang thông tin điện tử, báo mạng, các kênh truyền thông xã hội….
Đối với Bộ Tài nguyên và môi trường, thực hiện trong Tháng phát động (diễn ra từ ngày 15 tháng 11, đến ngày 15 tháng 12) yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực; vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Tổ chức các hoạt động thiết thực hiệu quả, tiết kiệm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới bằng các hình thức: Mít tinh, biểu diễn nghệ thuật, tọa đàm, hội thảo, tập huấn, giao lưu, treo bằng rôn, khẩu hiệu,… về các nội dung liên quan; các hoạt động có thể tổ chưc riêng hoặc lồng ghép với các hoạt động chuyên môn khác của đơn vị. Báo cáo kết quả hoạt động về Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Thi đua khen thưởng và Tuyên truyền trước ngày 1/12/2018.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường