Theo ghi nhận từ nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ, trong phóng sự: “ Rác thải nhựa đổ ra biển: Ô nhiễm trắng”, chúng ta dễ dàng hình dung được mức độ ô nhiễm trắng tại các các vùng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa.... Ở nơi đây, nước biển màu đen, mùi hôi thối và đầy rác thải. Nguyên nhân của tình trạng này được các tác giả lý giải là do, ý thức về môi trường chưa tốt của hầu hết các ngư dân, với việc xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt ra biển. Ngoài ra, lượng rác thải từ khu dân cư ven biển, từ hoạt động du lịch, dịch vụ trên bờ và dưới biển. Chính quyền địa phương ở những nơi này đều đã nhận ra mỗi nguy hại của ô nhiễm trắng đem lại. Rác đang thực sự lấy đi bát cơm, manh áo và sức khỏe của người dân ven biển.
Nhóm phóng viên cũng ghi nhận nhiều hoạt động tích cực, thu gom rác của chính quyền địa phương tại các khu vực biển này. Tuy nhiên, hoạt động dọn rác dù có thường xuyên cũng chưa đạt kết quả như mong muốn, vì người dọn rác đang ít hơn rất nhiều lần so với người xả rác. Qua ghi nhận thực tế của 4 phóng viên, hoạt động này gần như chỉ là việc làm của chính quyền, mà vắng bóng bàn tay của ngư dân đồng hành- người tạo ra rác nhiều nhất, và cũng bị ảnh hưởng từ rác nhiều nhất. Do vậy, hoạt động truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn bà con những hành động cụ thể bảo vệ môi trường phải được tiến hành song song với hành động dọn rác. Nếu chúng ta không dọn rác trong ý thức của mỗi người dân, thì rác sẽ vẫn tiếp tục sinh ra.
Theo một chuyên gia của Tổng cục môi trường cho rằng: “Với những loại pháo, xốp, nhựa, túi nilong,… là rác không phân hủy, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, môi trường của biển, giảm lượng oxy trong nước biển. Hậu quả trực tiếp là gây nhiễm độc các loài thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt khu vực ven bờ và sẽ xua đuổi đáng kể các loại cá tự nhiên sống ven bờ do môi trường không còn phù hợp. Ngoài ra, việc suy thoái các hệ sinh thái ven biển quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển quý hiếm, mất bãi đẻ của các loài rùa biển và nhiều loại động vật quý hiếm khác, sẽ làm cho nhiều giá trị của biển sẽ bị suy thoái ”.
Nhóm phóng viên cũng ghi nhận nhiều hoạt động tích cực, thu gom rác của chính quyền địa phương tại các khu vực biển này. Tuy nhiên, hoạt động dọn rác dù có thường xuyên cũng chưa đạt kết quả như mong muốn, vì người dọn rác đang ít hơn rất nhiều lần so với người xả rác. Qua ghi nhận thực tế của 4 phóng viên, hoạt động này gần như chỉ là việc làm của chính quyền, mà vắng bóng bàn tay của ngư dân đồng hành- người tạo ra rác nhiều nhất, và cũng bị ảnh hưởng từ rác nhiều nhất. Do vậy, hoạt động truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn bà con những hành động cụ thể bảo vệ môi trường phải được tiến hành song song với hành động dọn rác. Nếu chúng ta không dọn rác trong ý thức của mỗi người dân, thì rác sẽ vẫn tiếp tục sinh ra.
Theo một chuyên gia của Tổng cục môi trường cho rằng: “Với những loại pháo, xốp, nhựa, túi nilong,… là rác không phân hủy, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, môi trường của biển, giảm lượng oxy trong nước biển. Hậu quả trực tiếp là gây nhiễm độc các loài thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt khu vực ven bờ và sẽ xua đuổi đáng kể các loại cá tự nhiên sống ven bờ do môi trường không còn phù hợp. Ngoài ra, việc suy thoái các hệ sinh thái ven biển quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển quý hiếm, mất bãi đẻ của các loài rùa biển và nhiều loại động vật quý hiếm khác, sẽ làm cho nhiều giá trị của biển sẽ bị suy thoái ”.