Tối 22/5, tại Nhà văn hóa học sinh, sinh viên (37 Trần Bình Trọng, Nguyễn Du, Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Buổi lễ có sự tham dự của ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; bà AKIKO FUJI, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc – UNDP. Đây là hoạt động do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường, Chương trình phát triển UNDP tổ chức.
au những ca khúc về tình yêu môi trường, thiên nhiên, quê hương đất nước, hàng trăm học sinh sinh viên đã giao lưu và chia sẻ cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới trong suốt 25 năm qua.
Câu hỏi gửi tới Giáo sư, TSKH Đặng Huy Huỳnh: “Vì sao công tác bảo tồn Đa dạng sinh học hình như vẫn là việc riêng của nhà quản lý, nhà khoa học chứ chưa phải của cộng đồng?”. Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, cộng đồng chỉ tham gia khi họ nhận ra lợi ích của họ từ chính việc bảo tồn Đa dạng sinh học. Công việc của nhà khoa học, nhà quản lý là hãy lượng giá những gì cộng đồng thu nhận được khi tham gia bảo tồn Đa dạng sinh học, và những gì sẽ mất đi khi cộng đồng gây tổn hại tới tính Đa dạng sinh học. Thực tế, gần đây khu vực miền núi Tây bắc của chúng ta thường xuyên xảy ra tình trạng lũ dữ, lũ quét đã cuốn đi tài sản và cả tính mạng của đồng bào vùng cao, những thiệt hại đó chính là khi Đa dạng sinh học của rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam chia sẻ: Tại sao các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ Đa dạng sinh học cũng như bảo vệ môi trường thường chỉ được một thời gian ngắn là tan rã? Đó là do, các mô hình của cộng đồng được hình thành và hoạt động được là nhờ sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nên khi các tổ chức ngừng tài trợ thì các mô hình không tự thân sống được. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mô hình có tuổi đời ngắn, ông Sinh cũng minh chứng: Chương trình “Bảo tồn cây di sản Việt Nam” đã có sức sống suốt 8 năm và vẫn nhận được sự tham gia rất tích cực từ cộng đồng. Như vậy, những mô hình bảo tồn Đa dạng sinh học mà thiết thực với cuộc sống của người dân thì chắc chắn sẽ có sức sống lâu bền trong cộng đồng.
Câu hỏi giao lưu với Tiến sỹ Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường: Hiện nay các mô hình về bảo tồn Đa dạng sinh học của cộng đồng có nhận được sự hỗ trợ như thế nào về tài chính cũng như chuyên môn từ cơ quan quản lý nhà nước? Bà Nhàn cảm ơn và ghi nhân sự nỗ lực của nhiều cá nhân và tập thể trong thời gian qua vì công tác Bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những sự hỗ trợ từ phía nhà nước còn ít ỏi và khiêm tốn. Hy vọng, trong thời gian tới, với tầm quan trọng của lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn Đa dạng sinh học nói riêng sẽ có được nguôn kinh phí đầu tư phù hợp hơn.
Bà AKIKO FUJI, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc – UNDP, cho rằng: Việt Nam là một quốc gia giàu có về Đa dạng sinh học và là thành viên tích cực của nhiều công ước quốc tế. Bà AKIKO FUJI cho rằng, để công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam trong thời gian tới hiệu quả và bền vững hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn hoạt động có sự tham gia gắn bó của cộng đồng.
Cũng trong khuôn khổ buổi Lễ, phần trao giải thưởng cuộc thi tranh biện với chủ đề: “Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học”, gồm một giải nhất, một giải nhì và một giải ba, đã đem lại sự hồi hộp, háo hức cho 200 sinh viên tham dự. Giải nhất, trị giá 8 triệu đồng đã được trao cho 2 em: Trần Tuấn Anh - Học Viên Báo chí Tuyên truyền, Ngô Thị Ngân Hoa - Đại học Kinh tế với chủ đề tranh biện: “Gốc”. Cuộc thi là cơ hội để khích lệ các sinh viên của các trường Đại học có thêm động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các ý tưởng, mô hình mới về đa dạng sinh học phục vụ cho phát triển bền vững.
au những ca khúc về tình yêu môi trường, thiên nhiên, quê hương đất nước, hàng trăm học sinh sinh viên đã giao lưu và chia sẻ cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới trong suốt 25 năm qua.
Câu hỏi gửi tới Giáo sư, TSKH Đặng Huy Huỳnh: “Vì sao công tác bảo tồn Đa dạng sinh học hình như vẫn là việc riêng của nhà quản lý, nhà khoa học chứ chưa phải của cộng đồng?”. Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, cộng đồng chỉ tham gia khi họ nhận ra lợi ích của họ từ chính việc bảo tồn Đa dạng sinh học. Công việc của nhà khoa học, nhà quản lý là hãy lượng giá những gì cộng đồng thu nhận được khi tham gia bảo tồn Đa dạng sinh học, và những gì sẽ mất đi khi cộng đồng gây tổn hại tới tính Đa dạng sinh học. Thực tế, gần đây khu vực miền núi Tây bắc của chúng ta thường xuyên xảy ra tình trạng lũ dữ, lũ quét đã cuốn đi tài sản và cả tính mạng của đồng bào vùng cao, những thiệt hại đó chính là khi Đa dạng sinh học của rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam chia sẻ: Tại sao các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ Đa dạng sinh học cũng như bảo vệ môi trường thường chỉ được một thời gian ngắn là tan rã? Đó là do, các mô hình của cộng đồng được hình thành và hoạt động được là nhờ sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nên khi các tổ chức ngừng tài trợ thì các mô hình không tự thân sống được. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mô hình có tuổi đời ngắn, ông Sinh cũng minh chứng: Chương trình “Bảo tồn cây di sản Việt Nam” đã có sức sống suốt 8 năm và vẫn nhận được sự tham gia rất tích cực từ cộng đồng. Như vậy, những mô hình bảo tồn Đa dạng sinh học mà thiết thực với cuộc sống của người dân thì chắc chắn sẽ có sức sống lâu bền trong cộng đồng.
Câu hỏi giao lưu với Tiến sỹ Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường: Hiện nay các mô hình về bảo tồn Đa dạng sinh học của cộng đồng có nhận được sự hỗ trợ như thế nào về tài chính cũng như chuyên môn từ cơ quan quản lý nhà nước? Bà Nhàn cảm ơn và ghi nhân sự nỗ lực của nhiều cá nhân và tập thể trong thời gian qua vì công tác Bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những sự hỗ trợ từ phía nhà nước còn ít ỏi và khiêm tốn. Hy vọng, trong thời gian tới, với tầm quan trọng của lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn Đa dạng sinh học nói riêng sẽ có được nguôn kinh phí đầu tư phù hợp hơn.
Bà AKIKO FUJI, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc – UNDP, cho rằng: Việt Nam là một quốc gia giàu có về Đa dạng sinh học và là thành viên tích cực của nhiều công ước quốc tế. Bà AKIKO FUJI cho rằng, để công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam trong thời gian tới hiệu quả và bền vững hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn hoạt động có sự tham gia gắn bó của cộng đồng.
Cũng trong khuôn khổ buổi Lễ, phần trao giải thưởng cuộc thi tranh biện với chủ đề: “Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học”, gồm một giải nhất, một giải nhì và một giải ba, đã đem lại sự hồi hộp, háo hức cho 200 sinh viên tham dự. Giải nhất, trị giá 8 triệu đồng đã được trao cho 2 em: Trần Tuấn Anh - Học Viên Báo chí Tuyên truyền, Ngô Thị Ngân Hoa - Đại học Kinh tế với chủ đề tranh biện: “Gốc”. Cuộc thi là cơ hội để khích lệ các sinh viên của các trường Đại học có thêm động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các ý tưởng, mô hình mới về đa dạng sinh học phục vụ cho phát triển bền vững.