Tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lắng nghe nông dân nói" diễn ra vào ngày 24/11 tại Hà Nội, có rất nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người dân được gửi đến Diễn đàn với mong muốn được giải đáp các thắc mắc về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, những chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, môi trường làng nghề; cung cấp nước sạch và xử lý nước thải ở nông thôn...
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì Diễn đàn lắng nghe nông dân nói |
Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư công nghệ xử lý chất thải nông nghiệp
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Võ Quan Huy về các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đầu tư công nghệ, vốn xử lý chất thải, rác thải trong sản xuất nông nghiệp... để đảm bảo đạt được các tiêu chí để xuất khẩu các sản phẩm.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì Diễn đàn lắng nghe nông dân nói |
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy khẳng định: Về vấn đề này, trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã có quy định và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã có quy định về nội dung này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, qua nghiên cứu và thực tế, Bộ TN&MT nhận thấy, các quy định trên chưa thực sự bao quát, phù hợp với thực tế. Theo đó, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan và Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ bổ sung thêm quy định, cơ chế chính sách liên quan đến 2 vấn đề:
Thứ nhất là trách nhiệm của nhà sản xuất, các doanh nghiệp, đối với các bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường.
Thứ hai là liên quan đến các cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất xanh, tín dụng xanh, theo đó, các doanh nghiệp, HTX thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, sản xuất xanh... sẽ được hưởng cơ chế tín dụng xanh, sản xuất xanh và khi được tiếp cận chính sách này giúp các đơn vị thuận lợi trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, về nội dung thứ hai, Bộ TN&MT sẽ nghiên cứu và tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX cơ chế chính sách để tiếp cận thuận lợi hơn. Bộ TN&MT rất mong muốn trong năm 2025 sẽ sửa đổi được những hạn chế, bất cập trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP qua đó giúp giải quyết căn bản vấn đề môi trường trong sản xuất nông lâm nghiệp, làm điều kiện cho nền sản xuất nông lâm nghiệp của Việt Nam bước ra thị trường thế giới, nhất là các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU...
Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã quy định trong Luật Bảo vệ môi trường
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mạnh Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên - một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2023, ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, về phát thải làng nghề, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh thải ra phải xử lý.
Theo ông Hoàng Văn Thức, đối với xử lý chất thải trong các làng nghề, hiện nay vẫn còn hạn chế. Hiện nay chúng ta có trên 2.000 làng nghề đang phát sinh nhiều chất thải, trong đó có làng nghề truyền thống.
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã quy định, chính quyền các địa phương khuyến khích bà con kinh doanh dịch vụ làng nghề phát triển đầu tư, xử lý chất thải.
Đối với làng nghề phụ gia, nằm trong diện có thể gây ô nhiễm cần đầu tư xử lý chất thải, có công nghệ tái chế thì xử lý hoặc chuyển cho đơn vị khác xử lý.
Hiện nay, các địa phương có chính sách các hộ kinh doanh cá thể chuyển vào khu công nghiệp để xử lý, chính sách này đã được áp dụng rất hiệu quả và xử lý được vấn đề môi trường.
Trả lời câu hỏi của ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (huyện Đức Huệ, Long An), Nông dân Việt Nam xuất sắc đang sở hữu 1.000ha đất trồng chuối xuất khẩu. Ông Hoàng Văn Thức cho biết, hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và có thể chia thành các nhóm rác tái chế, rác hữu cơ, nhóm khác.
Trong đó khuyến khích địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa không có điều kiện thu gom... thì Nhà nước sẽ có thể hướng dẫn thu gom, tái chế rác hữu cơ tại gia đình. Đối với khu đô thị thì cần tập trung thu gom, phân loại, khu nào có khu thu gom sẽ hướng dẫn gia đình thu gom và phân loại xử lý ngay.
Cũng theo ông Hoàng Văn Thức, thời gian qua, trong các mùa vụ thu hoạch lúa, nông dân tại các tỉnh hay đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã phối hợp với các địa phương nghiên cứu và có phương án thu gom và để đầu tư vào xử lý thành tài nguyên phục vụ sản xuất các sản phẩm khác rất hiệu quả. Đối với cây cao su, đã có nhiều cơ sở thu gom để đưa về xử lý hiệu quả.
Đặc biệt, hiện nay nhiều tỉnh có mô hình xử lý chất thải rắn rất hiệu quả. Đơn cử như Hải Phòng có công nghệ xử lý chất thải rắn như cành cây rất hay, cần nhân rộng ra các địa phương khác cùng áp dụng.
Theo Báo TN&MT
Ý kiến bạn đọc