Tin mới

Phát triển nguồn lợi rừng hướng tới Net-zero vào 2050

22:24, 24/09/2024

Ngày 24.9 Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo:“Phát huy hiệu quả, bền vững giá trị nguồn lợi từ rừng hướng tới mục tiêu Net - Zero”, cùng sự hân hạnh phối hợp của Quỹ ACCV và đơn vị đồng hành Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD bank), nhằm hướng đến triển khai Cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu COP26 hướng tới “Mục tiêu Net-zero đến năm 2050” (mức phát thải bằng không) của Thủ Tướng Chính phủ.

Toàn cảnh Hội thảo

Rừng vàng là bể hấp thụ Các bon

Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển rừng bền vững. Từ đó, đề xuất, hiến kế các giải pháp hiệu quả để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực cho phát triển rừng bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.

Trong bài tham luận của mình, ông Hà Công Tuấn- Nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng: “Việt Nam chúng ta có, “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, rừng của chúng ta rất dồi dào. Do vậy, ngoài những giá trị lâm sản, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu,… ngày nay, rừng còn mang đa dạng giá trị mới. Rừng là bể chứa Co2, giúp trung hòa lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia và nếu dôi dư chúng ta có thể xuất khẩu vào thị trường tín các bon thế giới”…

Ông Lương Quang Huy- Trưởng phòng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô- zôn, Cục Biến khổi khí hậu, Bộ tài nguyên và môi trường: “Dù chúng ta có phát triển thị tường Các bon từ rừng, thì giá trị tối thượng của rừng vẫn là làm giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Ước tính trung bình một năm, mỗi người dân Việt Nam thải ra môi trường 5000 tấn Co2, ...  Phát thải quá nhiều sẽ làm nóng trái đất, gọi là Biến đổi khí hậu. Cơn bão Yagy tàn phá Việt Nam vừa qua là minh chứng cho sự tàn khốc của thiên tai, do Biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc cắt giảm phát thải khí nhà kính là bức bách, là xu thế không thể đảo ngược của thế giới và trồng rừng, bảo vệ rừng được xem là giải pháp tối ưu nhất.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường

 Hiện Việt Nam chúng ta đang có 14,8 triệu ha rừng, trong đó có 70% diện tích rừng tự nhiên. Theo đánh giá, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50 tới 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định, yêu cầu ngành lâm nghiệp đóng góp NDC (giảm phát thải khí nhà kính quốc gia tự quyết định) là 70% tổng lượng tăng hấp thụ phát thải dòng từ rừng. Như vây, mỗi năm ngành lâm nghiệp có thể có lương hàng hóa từ rừng khoảng 17 triệu tín chỉ CO2 (1 tấn tăng, tăng hấp thụ phát thải dòng khí nhà kính tương đương 1 tín chỉ).

Thị tường tín chỉ Các bon hướng tới Net-zero

Ông Nguyễn Tuấn Phát, Giám đốc quan hệ Chính phủ, Quỹ ACCV tại Việt Nam

Phiên thảo luận 2 về “Thị trường tín chỉ carbon và tiềm năng phát triển tín chỉ carbon rừng” tập trung vào vai trò của đầu tư tư nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp hướng đến tạo tín chỉ carbon rừng, các vấn đề kỹ thuật, khó khăn và thách thức được coi là cản trở đáng kể đối với sự tham gia của khối tư nhân.

Những cầu hỏi như: Khi nào thị trường tin chỉ các bon của Việt Nam được triển khai? Những đối tượng nào được tham gia trên trên thị trường tín chỉ Các bon? Tín chỉ Các bon như thế nào thì đủ điều kiện giao dịch mua bán và giá cả như thế nào? Quy định về đấu giá, đổi trả hạn ngạch? Nhà đầu tư có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không? Đây là nội dung được trình bày trong bài tham luận của bà Đặng Thị Thủy - Trưởng phòng Pháp luật Quốc tế về Tài chính, Bộ Tài chính.

Việc tổ chức, vận hành thị trường tín chỉ Các bon của Việt Nam sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ năm 2025 là thí điểm, trao đổi tín chỉ Các bon trong nước. Giai đoạn chính thức, từ năm 2028 sẽ trao đổi tín chỉ Các bon quốc tế. Hiện nay, để tổ chức vận hành thị trường tín chỉ Các bon do 2 Bộ chủ trì: Bộ tài chính tổ chức thiết lập sàn và Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức vận hành sàn. Sản tín chỉ các bon cũng vận hành giống như sàn giao dịch chứng khoán.

Ông Nguyễn Tuấn Phát- Giám đốc quan hệ Chính phủ, Quỹ ACCV cho rằng: “Với tư cách là một quỹ đầu tư nhân trong lĩnh vực kinh tế xanh, chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam cho phép các nhà đầu tư tư nhân như chúng tôi được tham gia vào lĩnh vực tin chỉ rừng và hỗ trợ tài chính cho những hợp tác xã, tổ chức đang giữ rừng tại Việt Nam”.

Ông Văn Công Bình, Giám đốc môi trường và xã hội, Ngân hàng HD Bank

“Rất mong, trong thời gian tới Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD bank) sẽ có nhiều cơ hội hỗ trợ tín dụng xanh cho các dự án trồng và bảo vệ rừng góp phần vào mục tiêu Net- zero của Việt Nam”, đại diện đơn vị đồng hành cùng Hội thảo, ông Bùi Xuân Hương- Phó Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, phụ trách ESG, HD Bank cho biết.

Kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng- Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường, đại diện Ban tổ chức Hội thảo đã đánh giá rất cao chất lượng và tính thời sự của các bài tham luận cũng như phần thảo luận sôi nổi của các bên tham gia, đã góp phần tạo nên thành công của buổi Hội thảo hôm nay.

Những hình ảnh trong Hội thảo:

 
 
 
 
 
 
 
 

Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường


Ý kiến bạn đọc