Cá nhân chúng ta có thể làm gì?
Trước tiên, mỗi chúng ta phải thống nhất về các mục tiêu, có thời hạn rõ ràng và đo lường kết quả.
Thứ hai, chúng ta phải loại bỏ các loại nhựa sử dụng một lần, nhựa sử dụng trong thời gian ngắn hạn và nhựa có ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ứng dụng của nhựa rất quan trọng và thời gian sử dụng lâu dài chúng ta vẫn duy trì.
Thứ ba, chúng ta phải thiết kế lại sản phẩm của mình. Có rất nhiều sáng kiến quốc gia hay toàn cầu mà chúng ta có thể tham khảo và thực hiện. Gần đây có Bản tóm tắt chính sách về thiết kế tuần hoàn các sản phẩm nhựa, của Liên minh toàn cầu về kinh tế tuần hoàn và hiệu quả tài nguyên.
Thứ tư, chúng ta phải thống nhất về các chương trình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, được xây dựng dựa trên các hướng dẫn và tiêu chuẩn từ các chương trình đã thành công. Điều này tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp và thúc đẩy thiết kế tuần hoàn thông qua phí điều chỉnh sinh thái.
Thứ năm, chúng ta phải tăng cường tái chế bằng cách đầu tư vào các công nghệ tái chế và quản lý chất thải thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia.
Thứ sáu, chúng ta phải giải quyết mối lo ngại về hóa chất. Người sản xuất và người sử dụng sản phẩm đang phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong nhựa. Chúng ta cần tìm giải pháp thay thế để bảo vệ sức khỏe con người.
Thứ bảy, chúng ta cần báo cáo và tính minh bạch để đảm bảo đạt được tiến bộ thực sự; hỗ trợ tất cả các giải pháp tiến bộ đồng thời ngăn chặn hành vi “tẩy xanh” gian lận của các tổ chức và cá nhân.
Thứ tám, chúng ta phải thống nhất về nguồn lực tài chính để thực hiện. Phần lớn nguồn tài chính sẽ đến từ khu vực tư nhân. Thực tế, ở Kenya vào năm 2017, khi Chính phủ cấm túi nhựa dùng một lần, khu vực tư nhân ngay lập tức bắt tay vào sản xuất và bán túi tote. Chính phủ không cần hỗ trợ tài chính mà chỉ thực thi lệnh cấm. Nguồn tài chính tư nhân và các tổ chức tài chính toàn cầu rất quan trọng, nhưng để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa rất cần nguồn tài chính công dẫn dắt. Tài chính công đóng vai trò hỗ trợ xây dựng năng lực thể chế, trao đổi kinh nghiệm và thực thi, giám sát chính sách trong lĩnh vực này.
Thứ chín, chúng ta cần đảm bảo một quá trình chuyển đổi giảm sử dụng và tiến tới chấm dứt đồ nhựa dùng một lần một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan. Đắc biệt, lực lượng lao động 20 triệu người nhặt rác phải được tạo việc làm mới, như một lực lượng lao động vệ sinh toàn cầu.
Thứ mười, chúng ta cần giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa hiện tại và tương lai bằng cách cam kết tài trợ để dọn dẹp và tìm cách hạn chế ô nhiễm nhựa còn tồn tại trong môi trường một cách hiệu quả.
Hình thành một thế hệ công dân coi trọng tái chế và tái sử dụng
Thập kỷ 50 của thế kỷ trước chúng ta làm quen với khái niệm dùng một lần rồi vứt đi. Những 20 của thế kỷ 21 này, chúng ta xem khái niệm dùng một lần rồi vứt đi là điều hiển nhiên. Nhưng vào Ngày Trái đất 2024 này (22/4/2024), chúng ta cần chấm dứt khái niệm này. Chúng ta đang và sẽ cùng nhau thống nhất rằng, thế hệ tiếp theo sẽ không thuộc về những thế hệ vứt đi. Rằng các thế hệ tiếp theo sẽ lớn lên trong một thế giới tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu. Một thế hệ hiểu thế giời và coi trọng môi trường. Trái đất- ngôi nhà chung của chúng không thể dùng một lần, không thể thuộc về những gì vứt đi.
Trong phiên họp đang diễn ra Ủy ban đàm phán liên chính phủ lần thứ 4 (INC-4, từ 23-29/4/2024, tại Canada) đang xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa, giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa. Một công cụ đảm bảo rằng chúng ta loại bỏ việc sử dụng đồ nhựa một lần; triển khai các mô hình nạp tiền và tái sử dụng đồ nhựa; sản xuất ra loại nhựa ít vấn đề với sức khỏe hơn; thiết kế sản phẩm nhựa có tính tuần hoàn. Các chính phủ cùng nhau giải quyết các vấn đề về hóa chất độc hại, đầu tư vào quản lý và tái chế chất thải rắn.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Ý kiến bạn đọc