Tin mới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có sự thay đổi cơ bản về chất

15:35, 09/06/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, hồ sơ của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng hết sức công phu, nghiêm túc với gần 1000 trang, trong đó có báo cáo tổng hợp tiếp thu ý kiến nhân dân, báo cáo giải trình, tiếp thu, báo cáo thẩm tra, đánh giá tác động…

Thảo luận tại tổ 4 về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi diễn ra vào sáng 9/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Dự thảo Luật trình Quốc hội lần này so với Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 có sự thay đổi cơ bản về chất.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự thảo đã tổng hợp tiếp thu các ý kiến của các ĐBQH tại kỳ họp lần thứ 4, ý kiến của Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đặc biệt là tổ chức thành công lấy ý kiến của nhân dân với 12 triệu lượt ý kiến. “Người dân không góp ý chung chung mà cụ thể từng điều khoản, có phân tích và đề xuất sửa đổi”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá, hồ sơ của Dự án được xây dựng hết sức công phu, nghiêm túc với gần 1000 trang, trong đó có báo cáo tổng hợp tiếp thu ý kiến nhân dân, báo cáo giải trình, tiếp thu, báo cáo thẩm tra, đánh giá tác động…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và đại biểu chuyên trách quan tâm nhất là sự tương thích, tính khả thi với các bộ luật hiện tại. Có trên 20 luật trực tiếp liên quan đến Luật Đất đai sửa đổi, trong đó có 3 luật đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đấu thầu.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, UBTVQH đã thống nhất với Chính phủ chọn phương án sửa luôn các điểm không tương thích trong Luật Đất đai, bởi nếu sử dụng một luật khác để sửa nhiều luật thì sẽ phải quay lại quy trình xây dựng văn bản pháp luật, lại phải thiết kế chính sách, báo cáo thẩm tra... làm kéo dài quá trình.

Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và đại biểu chuyên trách quan tâm nhất là sự tương thích, tính khả thi với các bộ luật hiện tại. Có trên 20 luật trực tiếp liên quan đến Luật Đất đai sửa đổi, trong đó có 3 luật đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đấu thầu.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, UBTVQH đã thống nhất với Chính phủ chọn phương án sửa luôn các điểm không tương thích trong Luật Đất đai, bởi nếu sử dụng một luật khác để sửa nhiều luật thì sẽ phải quay lại quy trình xây dựng văn bản pháp luật, lại phải thiết kế chính sách, báo cáo thẩm tra... làm kéo dài quá trình.

Từ xem xét sự tương thích giữa Luật Đất đai sửa đổi và các luật liên quan khác, Chủ tịch Vương Đình Huệ có góp ý một số nội dung cụ thể:

Liên quan đến Luật Nhà ở sửa đổi, Dự thảo Luật Đất đai lần này đã thay đổi theo hướng chuyển từ hướng giao đất không thu tiền sử dụng đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, sẽ được xem xét miễn giảm tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội; được quy định tại điều 115 và 153. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 38 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng có nội dung sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội, trong các trường hợp được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Đề nghị cần rà soát ngay trong Dự thảo Luật.

Quang cảnh cuộc họp tổ

Liên quan đến Luật Đấu thầu, Điều 120 dự thảo Luật Đất đai lần này quy định trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá, đấu thầu. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá, đấu thầu mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký, thoả mãn các yêu cầu thì người tổ chức đấu thầu chấp nhận.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng quy định này rất nhạy cảm, có thể không hợp lý, vì Luật Đấu thầu ở điều 46, điều 47 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư bắt đầu từ việc công bố dự án, thông báo để nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ. Nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký đã chấp nhận luôn thì làm sao đủ điều kiện đấu thầu? Đấu thầu về nguyên tắc phải có ít nhất là hai nhà đầu tư tham gia. Do đó, cần rà soát để tương thích với Luật Đấu thầu…

Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng đề nghị tiếp tục thể chế một số nội dung của Nghị quyết 18. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Nghị quyết có yêu cầu, đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê và lượng hoá, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế. Vì vậy, Chủ tịch cho rằng Luật Đất đai sửa đổi phải có một Chương để quy định nội dung này, hoặc một số điều ở các nhưng phải đảm bảo đầy đủ, quy định rõ thế nào là điều tra, thế nào là đánh giá, thế nào là thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ...

Nghị quyết 18 cũng yêu cầu phải có cơ chế, phương pháp xác lập định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong Dự thảo Luật hiện đang giao Chính phủ quy định chi tiết điều này là không hợp lý, bởi trong tài chính đất đai vấn đề khó nhất là giá đất do đó cần quy định rõ trong dự thảo luật để Quốc hội cho ý kiến.

  Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, Điều 66 của Luật Đất đai hiện tại về lấy ý kiến quy hoạch nhưng không nói rõ bao nhiêu % đồng thuận thì được; nếu người dân không đồng thuận thì có xem xét sửa đổi, bổ sung không? Cũng là vấn đề cần làm rõ.

Theo Báo TNMT


Ý kiến bạn đọc