Nước thực sự là yếu tố lớn nhất quyết định tới mục tiêu và chỉ tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, ứng phó với Biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh môi trường hiện hữu ngày nay là mối đe dọa, rủi ro rất lớn trong cuộc sống con người. Dân số ngày càng tăng, nông nghiệp và công nghiệp ngày càng sử dụng nhiều nước hơn và biến đổi khí hậu càng trở nên tồi tệ hơn.
Đại dịch COVID-19 cũng đã phơi bày những thiếu sót của chúng ta và nhắc nhở chúng ta về vận mệnh chung của mình. Nếu không có một vòng tuần hoàn nước hoạt động linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả cho tất cả mọi người thì sức khỏe của con người và bền vững của trái đất sẽ không thể được kiểm soát.
Ngày nay, một phần tư dân số toàn cầu 2 tỷ người) sử dụng nước uống không an toàn. Khoảng một nửa nhân loại (3,6 tỷ người) sống mà không có hệ thống vệ sinh đảm bảo. Cứ 3 người thì có 1 người (2,3 tỷ người) thiếu thiết bị rửa tay cơ bản tại nhà. Hơn 80% nước thải được thải ra môi trường mà không được xử lý hoặc tái sử dụng. Gần 3/4 các thảm họa gần đây có liên quan đến nước, gây thiệt hại gần 700 tỷ USD trong 20 năm qua. Và dự báo hạn hán có thể xem như “đại dịch” tiếp theo của thế giới.
Tuy nhiên, nước không chỉ mang đến cho chúng ta những thách thức, mà còn mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội lớn. Nếu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng và mối liên kết hữu cơ của nước trong tự nhiên, nước trong cuộc sống, chúng ta sẽ đưa ra được giải pháp toàn diện. Nước sẽ trở thành đòn bẩy cho một nền kinh tế xanh, giúp phục hồi khí hậu và góp phần tạo nên một thế giới bền vững toàn diện. Nước liên kết chúng ta lại với nhau vì lợi ích, và đưa chúng ta thành một liên minh toàn cầu để cùng tăng cường năng lực và cung cấp giải pháp tối ưu cho nước.
Muốn có được những giải pháp toàn diện, chúng ta cần tránh các chiến lược ngắn hạn, đơn lẻ. Chúng ta giải quyết các thách thức môi trường, phải gắn với sự phát triển văn hóa, xã hội và kinh tế bền vững. Các giải pháp công bằng và linh hoạt; xác định các điểm nóng và các cơ hội đầu tư xanh. Đồng thời xây dựng năng lực quản lý nước trên tất cả các tầng lớp xã hội, các ngành và xuyên biên giới. Chúng ta cần nhanh chóng tìm ra sự cân bằng mới để đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước: Nước –con người- kinh tế- thiên nhiên. Chúng ta cần tôn trọng giới hạn đỏ của hành tinh và đầu tư cho các cộng đồng, nền kinh tế và hệ sinh thái có khả năng thích ứng và phục hồi. Các quốc gia phải tăng tốc gấp bốn lần và cần hành động ngay bây giờ để đáp ứng cấp độ của cuộc khủng hoảng này.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố Nghị quyết 71, giai đoạn 2018 - 2028 là Thập kỷ hành động quốc tế, “Nước vì sự phát triển bền vững”. Và để đáp ứng Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự Phát triển bền vững, mọi quốc gia cần nâng cao hơn nữa sự hợp tác, đối tác, phát triển năng lực và thúc đẩy các hành động tích cực.
Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3 năm 2023,“Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc năm
Hội nghị bao gồm một phiên khai mạc và bế mạc, sáu phiên họp toàn thể và năm phiên đối thoại tương tác, cùng với các sự kiện bên lề do những người tham gia tổ chức. Kết quả của Hội nghị này sẽ được tổng hợp trong một bản báo cáo tóm tắt và sẽ được Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trình bày trong phiên họp năm 2023 của Diễn đàn Chính trị cấp cao về Phát triển bền vững tại Liên Hợp Quốc (HLPF).
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Ý kiến bạn đọc