Ngày 28 tháng 10 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Quyết định số 2395/QĐ-BTNMT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Đề cao tính nêu gương
Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm huy động sự tham gia chủ động của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, thể hiện từ trong văn bản hành chính cho đến việc làm cụ thể.
Thực hiện tinh thần nêu gương của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng ni lông thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Kế hoạch được triển khai tới từng cơ quan, đơn vị và tổ chức đoàn thể thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tiêu chí rõ ràng; có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết đánh giá những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém; đề xuất giải pháp thực hiện, bảo đảm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch; đề cao trách nhiệm và tính nêu gương của người đứng đầu.
Rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý
Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ra soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về tái xuất hoặc trả lại phế liệu nhựa nhập khẩu; có cơ chế khuyến khích phát triển nhãn sinh thái, đặc biệt là đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế cao; đưa ra lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón....
Xây dựng, hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết Luật theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải nhựa.
Xây dựng chính sách, quy định pháp luật khuyến khích tổ chức, cá nhân phân loại chất thải nhựa tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế. Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh tế chia sẻ, các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Và tiếp tục đánh giá thực trạng và xu hướng phát sinh chất thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đề xuất cơ chế, chính sách quản lý chất thải nhựa phù hợp với điều kiện Việt Nam .
Phân công các đơn vị tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ứng xử với các sản phẩm nhựa, chất thải nhựa; Xây dựng, thực hiện và tổng kết các chiến lược, đề án, dự án … đã thực hiện làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn về quản lý chất thải nhựa; Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý chất thải nhựa.
Toàn văn Quyết định số Quyết định số 2395/QĐ-BTNMT
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Đề cao tính nêu gương
Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm huy động sự tham gia chủ động của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, thể hiện từ trong văn bản hành chính cho đến việc làm cụ thể.
Thực hiện tinh thần nêu gương của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng ni lông thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Kế hoạch được triển khai tới từng cơ quan, đơn vị và tổ chức đoàn thể thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tiêu chí rõ ràng; có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết đánh giá những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém; đề xuất giải pháp thực hiện, bảo đảm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch; đề cao trách nhiệm và tính nêu gương của người đứng đầu.
Rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý
Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ra soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về tái xuất hoặc trả lại phế liệu nhựa nhập khẩu; có cơ chế khuyến khích phát triển nhãn sinh thái, đặc biệt là đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế cao; đưa ra lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón....
Xây dựng, hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết Luật theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải nhựa.
Xây dựng chính sách, quy định pháp luật khuyến khích tổ chức, cá nhân phân loại chất thải nhựa tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế. Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh tế chia sẻ, các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Và tiếp tục đánh giá thực trạng và xu hướng phát sinh chất thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đề xuất cơ chế, chính sách quản lý chất thải nhựa phù hợp với điều kiện Việt Nam .
Phân công các đơn vị tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ứng xử với các sản phẩm nhựa, chất thải nhựa; Xây dựng, thực hiện và tổng kết các chiến lược, đề án, dự án … đã thực hiện làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn về quản lý chất thải nhựa; Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý chất thải nhựa.
Toàn văn Quyết định số Quyết định số 2395/QĐ-BTNMT
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường