Media

Thực hiện cơ chế EPR hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

14:54, 06/09/2023

Túi Nilon, vỏ hộp nhựa, chai nhựa là những vật dễ dàng bắt gặp tại Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm nhựa khoảng 41kg/1 người/ 1năm. Chỉ một số ít sản phẩm được tái chế còn lại được thải bỏ ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn/ năm.  Việt Nam đã trở thành 1 trong 5 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa nhất trên thế giới.

Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất gọi tắt là EPR

- Tại điều 54 của Luật Bảo vệ Môi trường quy đinh trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu sẽ phải sẽ phải thực hiện vào ngày:

+ Từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 đối với nhóm ngành hàng Bao bi, pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp.

+ Từ ngày 1 tháng 1 năm 2025 đối với thiết bị điện, điện tử,

+ Từ ngày 1 tháng 1 năm 2027 đối với phương tiện giao thông.

- Tại điều 55 quy định trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của cá nhân, tổ chức , nhà nhập khẩu thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 bao gồm: thuốc bảo vệ thực vật, pin xử dụng 1 lần, kẹo cao su, tá bỉm, thuốc lá, sản phẩm chứa nhựa tổng hợp.

Với nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền. Nhà sản xuất phải có thêm trách nhiệm hỗ trợ, xử lý các loại sản phẩm của mình sau khi thải bỏ, điều này có giúp giải cứu môi trường khỏi lượng lớn chất thải, tình trạng ô nhiễm, gia tăng tỷ lệ xử lý, tái chế tại Việt Nam.


Ý kiến bạn đọc