Vừa qua, Nghị định số 41/2021/NĐ- CP, đã ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, (ngày 17/7/2017) của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nghị định mới này điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho mục đích: Phát điện, phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác, với quy mô từ 20m3/ ngày đêm trở lên; và khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.
Trong Điều 8 sửa đổi có quy định, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện. Đối với các trường hợp khác là giá tính thuế tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ban hành và phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do Bộ Tài chính quy định….
Điều 14 sửa đổi quy định, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hàng năm theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Căn cứ khả năng của mình, chủ giấy phép lựa chọn phương thức nộp tiền một lần trong năm, hai lần trong năm hoặc nộp một lần cho cả thời gian được phê duyệt.
Tiền cấp quyền khai thác nước được thu, nộp về địa phương nơi có công trình khai thác tài nguyên nước. Đối với công trình khai thác tài nguyên nước là hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, tiền cấp quyền khai thác nước sẽ được phân chia cho từng tỉnh trên cơ sở tỷ lệ phần trăm số tiền nộp thuế tài nguyên nước…
Điều khoản chuyển tiếp (Điều 2) quy định: Đối với các công trình đã được phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (15/5/2021), tiếp tục thực hiện nộp tiền cấp quyền theo quyết định đã được phê duyệt. Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép dẫn đến điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo Nghị Định mới này.
Đối với những công trình chưa vận hành nhưng đã cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82 (nghị định cũ ) thì sẽ điều chỉnh theo khoản 6 Điều 1 của Nghị định 41 này… Đối với những tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định 41 có hiệu lực thi hành, thì việc thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của Nghị định số 82 (Nghị định cũ) của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chiu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định số 41/2021/NĐ- CP, ngày 30/3/2021, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường
Nghị định mới này điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho mục đích: Phát điện, phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác, với quy mô từ 20m3/ ngày đêm trở lên; và khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.
Trong Điều 8 sửa đổi có quy định, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện. Đối với các trường hợp khác là giá tính thuế tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ban hành và phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do Bộ Tài chính quy định….
Điều 14 sửa đổi quy định, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hàng năm theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Căn cứ khả năng của mình, chủ giấy phép lựa chọn phương thức nộp tiền một lần trong năm, hai lần trong năm hoặc nộp một lần cho cả thời gian được phê duyệt.
Tiền cấp quyền khai thác nước được thu, nộp về địa phương nơi có công trình khai thác tài nguyên nước. Đối với công trình khai thác tài nguyên nước là hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, tiền cấp quyền khai thác nước sẽ được phân chia cho từng tỉnh trên cơ sở tỷ lệ phần trăm số tiền nộp thuế tài nguyên nước…
Điều khoản chuyển tiếp (Điều 2) quy định: Đối với các công trình đã được phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (15/5/2021), tiếp tục thực hiện nộp tiền cấp quyền theo quyết định đã được phê duyệt. Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép dẫn đến điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo Nghị Định mới này.
Đối với những công trình chưa vận hành nhưng đã cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82 (nghị định cũ ) thì sẽ điều chỉnh theo khoản 6 Điều 1 của Nghị định 41 này… Đối với những tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định 41 có hiệu lực thi hành, thì việc thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của Nghị định số 82 (Nghị định cũ) của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chiu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định số 41/2021/NĐ- CP, ngày 30/3/2021, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường