Công ước về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, được Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 41 thông qua ngày 21/5/1997 (Công ước 1997) với 103 phiếu thuận (trong đó có Việt nam), 03 phiếu chống (Trung Quốc, Burundi và Hy lạp), 27 phiếu trắng và 33 nước không tham gia bỏ phiếu.
Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên, điều chỉnh tương đối toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo đảm việc sử dụng nguồn nước này một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu. Việc thực hiện nghĩa vụ này sẽ giảm bớt đáng kể thiệt hại đối với các quốc gia liên quan theo các nguyên tắc và chuẩn mực chung của quốc tế. Các quy định của Công ước có tính áp dụng bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên. Trong trường hợp có một hay một số quốc gia ven nguồn nước không tham gia Công ước thì có thể sử dụng các nguyên tắc, biện pháp của Công ước làm cơ sở để đàm phán, đấu tranh hay thỏa thuận giải quyết. Công ước thực sự là Cơ sở pháp lý đầu tiên để giải quyết những vấn đề trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước phi giao thông.
Việt Nam làm thành viên của Công ước từ khi nào?
Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước với tổng diện tích lưu vực khoảng 1.168.420km2, trong đó 837.430 km2 (chiếm 71,7%) nằm ở nước ngoài, chỉ có 330.990 km2 (chiếm 28,3%) diện tích lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta.
Như vậy, tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào việc bảo vệ, khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn và việc giải quyết các vấn đề nguồn nước quốc tế có vị trí đặc biệt quan trong trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước cho Việt Nam. Các quy định của Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia có chung nguồn nước thương lượng, giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước và có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam.
Đánh giá được tầm quan trọng của Công ước tới công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và an ninh nguồn nước quốc gia, ngày 15 tháng 4 năm 2014, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 818/2014/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước. Theo đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 35 của Công ước, giúp cho Công ước có hiệu lực sau 17 năm được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua.
Những điểm tương đồng của Công ước với pháp luật Việt Nam?
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về cơ bản, Công ước luật sử dụng nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta như: Luật tài nguyên nước, Luật phòng, chống thiên tai, Luật Đa dạng sinh học, Bộ luật dân sự, Luật thủy lợi. Các quy định của Công ước được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng các quy định quốc nội, đảm bảo chủ quyền quốc gia của các nước thành viên.
Về nguyên tắc đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia: Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước phải hợp tác trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cùng có lợi và thân thiện để đạt được việc sử dụng tối ưu và bảo vệ thích đáng một nguồn nước liên quốc gia (Điều 8). Công ước không buộc một quốc gia ven nguồn nước cung cấp các số liệu và thông tin trọng yếu đối với quốc phòng hay an ninh của quốc gia mình (Điều 31). Về nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước: Điều 5 của Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước, trong lãnh thổ của mình phải sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng và hợp lý, phát triển bền vững nguồn nước trên cơ sở có xem xét tới lợi ích của các quốc gia có liên quan.
Về nguyên tắc không gây hại đáng kể: Công ước quy định khi sử dụng nguồn nước liên quốc gia thuộc lãnh thổ nước mình, các quốc gia ven nguồn nước phải có các biện pháp thích hợp để phòng ngừa việc gây ra thiệt hại đáng kể cho các quốc gia ven nguồn nước khác.
Về trao đổi thông tin và số liệu: Công ước quy định các quốc gia có nghĩa vụ thường xuyên trao đổi các số liệu và thông tin sẵn có về điều kiện của nguồn nước.
Về tham vấn, cho ý kiến đối với các dự án được đề xuất có liên quan tới khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia: Công ước quy định một quốc gia trước khi thực hiện dự án phải thông báo kịp thời cho các quốc gia khác có chung nguồn nước để cho ý kiến, đàm phán, thương lượng hạn chế những ảnh hưởng của dự đối với nguồn nước chung.
Về bảo vệ, bảo tồn và quản lý các nguồn nước liên quốc gia: Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước phải bảo vệ và phối hợp bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái (Điều 21); ngăn chặn việc đưa các giống ngoại lai hoặc giống mới vào nguồn nước có thể gây tác hại đến hệ sinh thái, làm thiệt hại đến các quốc gia khác.
Về điều tiết nguồn nước: Điều 25 của Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước sẽ hợp tác để điều tiết dòng chảy, nhằm kiểm soát dòng chảy một cách thích hợp.
Về bồi thương thiệt hại và giải quyết trang chấp: Công ước quy định khi một quốc gia gây ra những thiệt hại đáng kể cho một quốc gia khác, thì khi cần phải thực hiện việc thảo luận về vấn đề bồi thường (Điều 7 và Điều 16); quy định về quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thông qua các hình thức thương lượng, hòa giải, thành lập Ủy ban kiểm tra thực tế, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án quốc tế (Điều 33).
Như vậy, về cơ bản, Công ước phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta. Các quy định của Công ước được xây dựng trên nguyên tắc tôn trong các quy định quốc nội, bảo đảm chủ quyền quốc gia của các nước thành viên. Tuy nhiên, để bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình, Việt Nam cần ra soát thêm tính phù hợp của Pháp luật Việt Nam với Công ước để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cho hoàn chỉnh.
Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường
Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên, điều chỉnh tương đối toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo đảm việc sử dụng nguồn nước này một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu. Việc thực hiện nghĩa vụ này sẽ giảm bớt đáng kể thiệt hại đối với các quốc gia liên quan theo các nguyên tắc và chuẩn mực chung của quốc tế. Các quy định của Công ước có tính áp dụng bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên. Trong trường hợp có một hay một số quốc gia ven nguồn nước không tham gia Công ước thì có thể sử dụng các nguyên tắc, biện pháp của Công ước làm cơ sở để đàm phán, đấu tranh hay thỏa thuận giải quyết. Công ước thực sự là Cơ sở pháp lý đầu tiên để giải quyết những vấn đề trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước phi giao thông.
Việt Nam làm thành viên của Công ước từ khi nào?
Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước với tổng diện tích lưu vực khoảng 1.168.420km2, trong đó 837.430 km2 (chiếm 71,7%) nằm ở nước ngoài, chỉ có 330.990 km2 (chiếm 28,3%) diện tích lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta.
Như vậy, tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào việc bảo vệ, khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn và việc giải quyết các vấn đề nguồn nước quốc tế có vị trí đặc biệt quan trong trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước cho Việt Nam. Các quy định của Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia có chung nguồn nước thương lượng, giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước và có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam.
Đánh giá được tầm quan trọng của Công ước tới công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và an ninh nguồn nước quốc gia, ngày 15 tháng 4 năm 2014, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 818/2014/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước. Theo đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 35 của Công ước, giúp cho Công ước có hiệu lực sau 17 năm được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua.
Những điểm tương đồng của Công ước với pháp luật Việt Nam?
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về cơ bản, Công ước luật sử dụng nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta như: Luật tài nguyên nước, Luật phòng, chống thiên tai, Luật Đa dạng sinh học, Bộ luật dân sự, Luật thủy lợi. Các quy định của Công ước được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng các quy định quốc nội, đảm bảo chủ quyền quốc gia của các nước thành viên.
Về nguyên tắc đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia: Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước phải hợp tác trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cùng có lợi và thân thiện để đạt được việc sử dụng tối ưu và bảo vệ thích đáng một nguồn nước liên quốc gia (Điều 8). Công ước không buộc một quốc gia ven nguồn nước cung cấp các số liệu và thông tin trọng yếu đối với quốc phòng hay an ninh của quốc gia mình (Điều 31). Về nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước: Điều 5 của Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước, trong lãnh thổ của mình phải sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng và hợp lý, phát triển bền vững nguồn nước trên cơ sở có xem xét tới lợi ích của các quốc gia có liên quan.
Về nguyên tắc không gây hại đáng kể: Công ước quy định khi sử dụng nguồn nước liên quốc gia thuộc lãnh thổ nước mình, các quốc gia ven nguồn nước phải có các biện pháp thích hợp để phòng ngừa việc gây ra thiệt hại đáng kể cho các quốc gia ven nguồn nước khác.
Về trao đổi thông tin và số liệu: Công ước quy định các quốc gia có nghĩa vụ thường xuyên trao đổi các số liệu và thông tin sẵn có về điều kiện của nguồn nước.
Về tham vấn, cho ý kiến đối với các dự án được đề xuất có liên quan tới khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia: Công ước quy định một quốc gia trước khi thực hiện dự án phải thông báo kịp thời cho các quốc gia khác có chung nguồn nước để cho ý kiến, đàm phán, thương lượng hạn chế những ảnh hưởng của dự đối với nguồn nước chung.
Về bảo vệ, bảo tồn và quản lý các nguồn nước liên quốc gia: Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước phải bảo vệ và phối hợp bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái (Điều 21); ngăn chặn việc đưa các giống ngoại lai hoặc giống mới vào nguồn nước có thể gây tác hại đến hệ sinh thái, làm thiệt hại đến các quốc gia khác.
Về điều tiết nguồn nước: Điều 25 của Công ước quy định các quốc gia ven nguồn nước sẽ hợp tác để điều tiết dòng chảy, nhằm kiểm soát dòng chảy một cách thích hợp.
Về bồi thương thiệt hại và giải quyết trang chấp: Công ước quy định khi một quốc gia gây ra những thiệt hại đáng kể cho một quốc gia khác, thì khi cần phải thực hiện việc thảo luận về vấn đề bồi thường (Điều 7 và Điều 16); quy định về quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thông qua các hình thức thương lượng, hòa giải, thành lập Ủy ban kiểm tra thực tế, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án quốc tế (Điều 33).
Như vậy, về cơ bản, Công ước phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta. Các quy định của Công ước được xây dựng trên nguyên tắc tôn trong các quy định quốc nội, bảo đảm chủ quyền quốc gia của các nước thành viên. Tuy nhiên, để bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình, Việt Nam cần ra soát thêm tính phù hợp của Pháp luật Việt Nam với Công ước để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cho hoàn chỉnh.
Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường