Theo đó, để triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 41/CT-TTg, Bộ TN&MT sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; các hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.
Dự kiến vào tháng 10/2021, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm các nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý rác thải.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia. Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các hoạt động thanh kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn quốc sẽ được tiến hành thường xuyên hàng năm.
Đối với các quy chuần, tiêu chuẩn môi trường, dự kiến trong năm 2021, Bộ TN&MT sửa đổi QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo hướng ban hành chung một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với khí thải công nghiệp, trong đó có quy định về khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Các quy định kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt sẽ được ban hành chung trong một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải, bao gồm lò đốt chất thải công nghiệp, lò đốt chất thải rắn y tế và lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện trong năm 2021.
Sẽ sửa đổi QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt |
Cùng với việc nêu rõ các nội dung cần thực hiện, Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị trực thuộc Bộ.
Cụ thể, Tổng cục Môi trường chủ trì (phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ) trong việc phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại rác thải tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ; chung cư kết hợp với văn phòng; tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp; quy hoạch, bố trí điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm d n cư nông thôn tập trung bảo đảm vệ sinh môi trường phù hợp với quy định của pháp luật.
Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì (phối hợp với Tổng cục Môi trường) trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương tăng cường áp dụng, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là việc xử lý, tái chế rơm, rạ sau thu hoạch.
Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì (phối hợp với Tổng cục Môi trường) trong việc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng tiêu chí đấu thầu và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đấu thầu tập trung lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và công khai, minh bạch trong công tác quản lý rác thải tại các địa phương.
Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền chủ trì, phối hợp với Trung tâm truyền thông tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường trong việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý rác thải, đặc biệt là về công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng, đặc biệt là các quy định mới tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
Trước mắt, Tổng cục Môi trường trình lãnh đạo Bộ ký Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đối với vấn đề lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó việc lựa chọn được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực.
Theo Báo TNMT