Chặng đường lịch sử của ngành khí tượng thuỷ văn Việt Nam được ghi dấu xác định từ ngày 3/10/1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông với tên gọi Sở Khí tượng, đánh dấu sự kiện lịch sử sáp nhập cơ quan khí tượng thuộc về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho ra đời ngành khí tượng thủy văn Việt Nam. Đến ngày 11/11/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Địa chính, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới, các văn bản pháp luật về khí tượng thủy văn đã có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát đến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn. Các văn bản pháp luật về khí tượng thủy văn đang từng bước thể hiện được vai trò pháp lý, phạm vi điều chỉnh và tính khả thi của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với công tác đo đạc quan trắc khí tượng thủy văn, từ một mạng lưới thưa thớt và ít ỏi do thực dân Pháp để lại ở miền Bắc đến nay có: 284 trạm khí tượng bề mặt (181 trạm khí tượng thủ công, 103 trạm tự động); 29 trạm khí tượng nông nghiệp; 14 trạm bức xạ; 781 trạm đo mưa tự động; 359 trạm thủy văn (234 trạm thủ công, 125 trạm tự động); 27 trạm khí tượng hải văn; có 180 trạm/điểm đo môi trường; mạng lưới trạm khí tượng cao không gồm có: 6 trạm thám không vô tuyến, 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học, 3 trạm đo tổng lượng ozone - bức xạ cực tím và 10 trạm ra đa thời tiết trải khắp mọi miền đất nước, 18 trạm định vị sét, với gần 1.500 quan trắc viên có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, ngày đêm thu thập các số liệu điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia hiện nay bao gồm hệ thống quan trắc nội địa, thu thập số liệu quan trắc và dự báo quốc tế, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý số liệu và dự báo. Dự báo nghiệp vụ tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 9 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực cũng như 54 Đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh.
Công tác nghiên cứu khoa học của ngành khí tượng thủy văn luôn phát triển mạnh mẽ, với tổng số trên 300 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp ngành đã được nghiệm thu đưa vào ứng dụng trong mọi lĩnh vực của ngành và đời sống xã hội, như: điều tra cơ bản, dự báo, thông tin dữ liệu, thiết kế, xây dựng hoặc làm cơ sở khoa học cho việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ...
Ngành khí tượng thủy văn không ngừng được mở rộng, góp phần đáng kể cho việc tăng cường về kỹ thuật, tài chính, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước; đã thực hiện tốt các hoạt động trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozone; xây dựng định hướng hợp tác, trao đổi thông tin song phương và đa phương, thiết lập và duy trì hợp tác thường xuyên với Cơ quan Khí tượng Australia, Nhật Bản, Italy, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Lào, Campuchia....
Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, ngành Khí tượng thủy văn, công tác khí tượng thủy văn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đã đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống của nhân dân. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn được nâng cao. Quản lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn được tăng cường; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của Việt Nam dần tiệm cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; thông tin, dữ liệu chưa được quản lý đồng bộ, thiếu cơ chế chia sẻ, sử dụng hiệu quả; một số cơ chế, chính sách về khí tượng thuỷ văn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Nguồn lực dành cho công tác khí tượng thủy văn còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền về công tác khí tượng thủy văn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn chưa đồng đều, chưa làm chủ được một số công nghệ hiện đại; tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trong công tác khí tượng thủy văn còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm chưa được quan tâm đúng mức.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phấn đấu đến năm 2030 ngành Khí tượng thủy văn nước ta đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến khu vực Châu Á. Ngày 25 tháng 9 năm 2021, thay mặt Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là lần đầu tiên, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị riêng nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quán triệt và triển khai thực hiện tốt 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn. Công tác khí tượng thủy văn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với độ tin cậy, chính xác cao. Chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng, trang thiết bị theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hóa, tích hợp đa mục tiêu.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khí tượng thủy văn.
- Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác khí tượng thủy văn, gắn với đổi mới phương thức hoạt động hiệu quả; phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là người đứng đầu.
- Kết hợp nguồn lực từ ngân sách nhà nước với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế cho công tác khí tượng thủy văn. Ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khí tượng thủy văn của quốc gia.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Tổ chức thực hiện Chỉ thị, Ban Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị.
Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành Khí tượng thủy văn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ sự bình an cho đời sống sinh hoạt của người dân trên mọi miền Đất nước.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới, các văn bản pháp luật về khí tượng thủy văn đã có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát đến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn. Các văn bản pháp luật về khí tượng thủy văn đang từng bước thể hiện được vai trò pháp lý, phạm vi điều chỉnh và tính khả thi của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với công tác đo đạc quan trắc khí tượng thủy văn, từ một mạng lưới thưa thớt và ít ỏi do thực dân Pháp để lại ở miền Bắc đến nay có: 284 trạm khí tượng bề mặt (181 trạm khí tượng thủ công, 103 trạm tự động); 29 trạm khí tượng nông nghiệp; 14 trạm bức xạ; 781 trạm đo mưa tự động; 359 trạm thủy văn (234 trạm thủ công, 125 trạm tự động); 27 trạm khí tượng hải văn; có 180 trạm/điểm đo môi trường; mạng lưới trạm khí tượng cao không gồm có: 6 trạm thám không vô tuyến, 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học, 3 trạm đo tổng lượng ozone - bức xạ cực tím và 10 trạm ra đa thời tiết trải khắp mọi miền đất nước, 18 trạm định vị sét, với gần 1.500 quan trắc viên có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, ngày đêm thu thập các số liệu điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia hiện nay bao gồm hệ thống quan trắc nội địa, thu thập số liệu quan trắc và dự báo quốc tế, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý số liệu và dự báo. Dự báo nghiệp vụ tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 9 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực cũng như 54 Đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh.
Công tác nghiên cứu khoa học của ngành khí tượng thủy văn luôn phát triển mạnh mẽ, với tổng số trên 300 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp ngành đã được nghiệm thu đưa vào ứng dụng trong mọi lĩnh vực của ngành và đời sống xã hội, như: điều tra cơ bản, dự báo, thông tin dữ liệu, thiết kế, xây dựng hoặc làm cơ sở khoa học cho việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ...
Ngành khí tượng thủy văn không ngừng được mở rộng, góp phần đáng kể cho việc tăng cường về kỹ thuật, tài chính, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước; đã thực hiện tốt các hoạt động trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozone; xây dựng định hướng hợp tác, trao đổi thông tin song phương và đa phương, thiết lập và duy trì hợp tác thường xuyên với Cơ quan Khí tượng Australia, Nhật Bản, Italy, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Lào, Campuchia....
Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, ngành Khí tượng thủy văn, công tác khí tượng thủy văn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đã đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống của nhân dân. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn được nâng cao. Quản lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn được tăng cường; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của Việt Nam dần tiệm cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; thông tin, dữ liệu chưa được quản lý đồng bộ, thiếu cơ chế chia sẻ, sử dụng hiệu quả; một số cơ chế, chính sách về khí tượng thuỷ văn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Nguồn lực dành cho công tác khí tượng thủy văn còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền về công tác khí tượng thủy văn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn chưa đồng đều, chưa làm chủ được một số công nghệ hiện đại; tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trong công tác khí tượng thủy văn còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm chưa được quan tâm đúng mức.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phấn đấu đến năm 2030 ngành Khí tượng thủy văn nước ta đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến khu vực Châu Á. Ngày 25 tháng 9 năm 2021, thay mặt Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là lần đầu tiên, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị riêng nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quán triệt và triển khai thực hiện tốt 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn. Công tác khí tượng thủy văn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với độ tin cậy, chính xác cao. Chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng, trang thiết bị theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hóa, tích hợp đa mục tiêu.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khí tượng thủy văn.
- Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác khí tượng thủy văn, gắn với đổi mới phương thức hoạt động hiệu quả; phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là người đứng đầu.
- Kết hợp nguồn lực từ ngân sách nhà nước với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế cho công tác khí tượng thủy văn. Ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khí tượng thủy văn của quốc gia.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Tổ chức thực hiện Chỉ thị, Ban Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị.
Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành Khí tượng thủy văn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ sự bình an cho đời sống sinh hoạt của người dân trên mọi miền Đất nước.
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.