Đo đạc, bản đồ

Tăng cường năng lực công nghệ xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia

15:33, 02/11/2020

 

Thực tiễn xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia, hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia của rất nhiều nước trên thế giới đang dựa trên nền tảng công nghệ ArcGIS của ESRI. Việt Nam là thành viên của Ủy ban các chuyên gia của Liên hợp quốc về quản lý thông tin không gian địa lý toàn cầu (UNGGIM) nên việc chia sẻ thông tin dữ liệu địa lý cần có sự hòa nhập với xu thế chung.

Về giải pháp tăng cường năng lực công nghệ xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, thực tiễn xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia, hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia của rất nhiều nước trên thế giới đang dựa trên nền tảng công nghệ ArcGIS của ESRI.

Việt Nam là thành viên của Ủy ban các chuyên gia của Liên hợp quốc về quản lý thông tin không gian địa lý toàn cầu (UNGGIM) nên việc chia sẻ thông tin dữ liệu địa lý cần có sự hòa nhập với xu thế chung.

Hiện nay, việc xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia, lưu trữ, quản lý, khai thác các sản phẩm CSDL nền địa lý quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ ArcGIS.

Do vậy, để đảm bảo tính kế thừa liên tục, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, khai thác các sản phẩm CSDL nền địa lý quốc gia cũng như đảm bảo yêu cầu hiện đại hóa theo xu thế tiến bộ công nghệ của khu vực và của thế giới trong lĩnh vực công nghiệp không gian địa lý, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ về trang thiết bị công nghệ xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý quốc gia.

Mặt khác, giải pháp công nghệ đồng bộ còn phải đảm bảo tính an toàn dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất trong tích hợp, quản lý, khai thác sản phẩm dữ liệu địa lý, tránh đầu tư trùng lặp gây lãng phí, tăng cường khả năng tự động hóa, giám sát tiến độ, chất lượng từng hạng mục sản phẩm theo quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Lựa chọn giải pháp công nghệ đồng bộ trọn gói “Thỏa thuận bản quyền sử dụng dành cho Tổ chức lớn” (ELA -Enterprise Licensing Agreement) của Công ty ESRI có thể đáp ứng được các yêu cầu nói trên, trong đó các gói phần mềm chính gồm: ArcGIS Desktop Advanced, ArcGIS Desktop Extensions, ArcGIS for Server, ESRI Mapping & Charting... được cấp phép sử dụng không giới hạn; đầy đủ chức năng tổ chức sản xuất xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý và biên tập BĐĐH quốc gia và quản lý dữ liệu, sản phẩm đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Sử dụng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu Oracle để quản lý và lưu trữ dữ liệu địa lý tương thích với ArcGIS for Server Basic Enterprise.

Hệ thống trang thiết bị công nghệ cần thiết tăng cường bao gồm:

Hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống sao lưu an toàn, hệ thống các máy tính trạm... để thiết lập, vận hành hệ thống xây dựng, quản lý CSDL nền địa lý quốc gia, BĐĐH quốc gia;

Tăng cường một số thiết bị thu nhận dữ liệu địa lý tại thực địa phù hợp với tiến bộ công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác thu nhận, điều tra thông tin dữ liệu địa lý, phát huy hiệu quả của hệ thống các trạm định vị vệ tinh toàn cầu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và vận hành, như: GNSS Smart Rover, hệ thống UAV/Drone tích hợp GNSS/IMU, camera chụp ảnh số, quét LiDAR;

Tăng cường hệ thống phần mềm xử lý ảnh số đa chức năng (xử lý ảnh số hàng không, xử lý ảnh vệ tinh, ảnh radar, xử lý dữ liệu LiDAR);

Tăng cường năng lực về hạ tầng công nghệ thông tin gồm: Rà soát kế thừa các trang thiết bị đã được đầu tư ở trung ương và địa phương phục vụ cho yêu cầu của Đề án; Đầu tư bổ sung trang bị thiết bị bao gồm các hệ thống phần cứng, phần mềm cho phù hợp với cả hệ thống: tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phối hợp Cục Công nghệ thông tin xây dựng kết cấu hệ thống đảm bảo yêu cầu của Đề án; tại các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nhu cầu đầu tư bổ sung.