|
Một cây đơn độc đứng gần máng tưới nước trong một cánh đồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán nằm ở ngoại ô Walgett, New South Wales, Australia. Ảnh: Reuters |
Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết, cũng trong giai đoạn này, khoảng 2,3 triệu người khác đã phải di dời do nội chiến. Điều đó cho thấy, phần lớn các cuộc di cư trong nước hiện nay là do biến đổi khí hậu.
Bà Helen Brunt, Điều phối viên Di cư và Chuyển chỗ ở Châu Á Thái Bình Dương của IFRC cho biết, mặc dù, các số liệu chỉ bao gồm khoảng thời gian 6 tháng từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021, nhưng chúng nhấn mạnh xu hướng di cư liên quan đến khí hậu đang gia tăng trên toàn cầu.
“Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn khi biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện nay như đói nghèo, xung đột và bất ổn chính trị. Tác động tổng thể khiến quá trình phục hồi lâu hơn và khó khăn hơn: Mọi người hầu như không có thời gian để phục hồi và họ phải hứng chịu một thảm họa khác”, bà Brunt nhấn mạnh.
Theo báo cáo của IFRC, khoảng 60% người di cư tự do trong 6 tháng qua là ở châu Á. Công ty tư vấn McKinsey & Co cho biết Châu Á là nơi chịu nhiều rủi ro liên quan đến khí hậu, địa vật lý hơn các khu vực khác trên thế giới trong khi không có khả năng thích ứng và giảm thiểu.
Trong khi đó, thống kê của Trung tâm Giám sát Di dời Nội bộ (IDMC) cho thấy, trung bình có 22,7 triệu người phải di dời mỗi năm. Con số này bao gồm số người di dời do hiện tượng địa vật lý như động đất và núi lửa phun trào, nhưng phần lớn là sơ tán do các sự kiện liên quan đến thời tiết.
Trên toàn cầu, 17,2 triệu người phải sơ tán vào năm 2018 và con số này tăng đến 24,9 triệu người vào năm 2019. Chưa có số liệu cho cả năm 2020, nhưng báo cáo vào giữa năm của IDMC cho thấy đã có 9,8 triệu người phải di dời vì thiên tai trong nửa đầu năm ngoái.
Theo báo cáo của Viện Kinh tế và Hòa bình hồi năm ngoái, hơn 1 tỷ người sẽ phải đối mặt với tình trạng buộc phải di cư do xung đột và các yếu tố sinh thái vào năm 2050.